vĐồng tin tức tài chính 365

Ly hôn, chồng có quyền nuôi một trong hai con sinh đôi không?

2023-10-02 15:42

Tôi ngỏ ý được nuôi con trai, song vợ tôi không đồng ý, muốn nuôi cả hai đứa. Tôi được biết luật quy định khi vợ chồng ly hôn thì con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nhưng gia đình tôi cả 2 con đều dưới 36 tháng tuổi thì tôi có thể yêu cầu tòa án trao quyền nuôi một con không?

Luật sư tư vấn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, để được nuôi 2 con khi ly hôn thì người mẹ phải đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc cho cả 2. Nếu mẹ không đủ điều kiện chăm sóc cả 2 con, hoặc có thỏa thuận khác giữa vợ chồng mà phù hợp với lợi ích của con, thì có thể sẽ giao một con cho người chồng nuôi dưỡng.

Do đó, để được quyền nuôi một con sau khi ly hôn, trước hết bạn nên thỏa thuận với vợ. Nếu không thỏa thuận được, tức là vợ vẫn đòi quyền nuôi cả 2 con thì bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định giao một con cho bạn nuôi dưỡng, trên cơ sở bạn cung cấp những cơ sở chứng minh vợ của bạn không đủ điều kiện nuôi cả 2 con và nếu giao một con cho bạn thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho con về mọi mặt. Khi đó, tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong các căn cứ sau:

Một, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, nếu tòa án quyết định bạn không được quyền nuôi con vì hai cháu dưới 36 tháng tuổi, thì bạn vẫn có thể chờ khi con trên 3 tuổi để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Luật sư Võ Đan Mạch

Công ty Luật TNHH MTV TA PHA

Xem thêm: lmth.9627564-gnohk-iod-hnis-noc-iah-gnort-tom-ioun-neyuq-oc-gnohc-noh-yl/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ly hôn, chồng có quyền nuôi một trong hai con sinh đôi không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools