vĐồng tin tức tài chính 365

Đêm giao thừa ăn phở bò giữa xứ người, trở thành 'mùi vị ký ức'

2023-10-04 03:57
TP Rotterdam, Hà Lan - Ảnh: NICK M.

TP Rotterdam, Hà Lan - Ảnh: NICK M.

Tôi nhớ mãi những ngày đi học ở Hà Lan, cái Tết đầu tiên xa nhà, chiều 30 ghé vào một nhà hàng Việt ăn phở bò trong cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông châu Âu.

Phở có thể là món người Việt Nam ăn hằng ngày. Tuy nhiên, “thời gian nghỉ ngơi” hiếm hoi trong năm của các quán phở có lẽ là vào dịp Tết Nguyên đán, khi nhà nhà chuẩn bị những mâm cỗ cúng tổ tiên, gồm canh măng, bánh chưng, xôi gấc, nem rán (chả giò), thịt gà… cầu mong một năm mới no đủ.

Một chiều 30 Tết ở thành phố Rotterdam, Hà Lan, đúng hôm này tôi lại được nghỉ học. Lững thững đi trên cây cầu bắc qua sông trong cái lạnh tê tái của mùa đông châu Âu, tôi lướt Facebook xem ở nhà mọi người đón Tết ra sao. Có người đăng ảnh “đảm đang” chuẩn bị cả mâm cỗ thịnh soạn, có người khoe bữa cà phê phố cổ trong chiều 30 Tết thưa thớt người.

Khi ấy, tôi chuẩn bị bước sang tuổi 30 và những người “tam thập nhi lập” như tôi cũng mỗi kẻ một nỗi niềm trong thời gian chuyển giao không chỉ giữa năm mới, mà còn cả giữa hai độ tuổi chúng tôi vẫn hay trêu đùa là “20-something” và “30-all-or-nothing”.

Ở một thành phố xa lạ, trong cái thời khắc đặc biệt, bất chợt tôi lại nảy ra những ý tưởng mới, một trong số đó là viết một cuốn sách về thế hệ của chúng tôi, mà sau đó, cuối năm ấy cũng trở thành một trong những cuốn “best-seller” trong nước với hơn 20.000 bản - cuốn “1987”.

Nghĩ ra một ý tưởng hay ho, lang thang mãi tôi cũng đói bụng. Lúc ấy kiếm đâu ra nem rán, bánh chưng hay dưa hành! Nhưng quả thực sau những ngày ngập phô mai, bánh mì, thịt muối hay pizza, tôi bỗng thèm một bát phở. Chính xác phải là một bát phở bò nóng bốc khói nghi ngút, tỏa ra mùi thơm phức, ăn kèm với trứng và quẩy.

Tô phở Việt ở gần ga trung tâm Rotterdam, Hà Lan - Ảnh: NICK M.

Tô phở Việt ở gần ga trung tâm Rotterdam, Hà Lan - Ảnh: NICK M.

Vậy là chiều 30 Tết, tôi ghé vào quán ăn Việt ở ngay cạnh ga tàu trung tâm Rotterdam. Tại đây món ăn rất phong phú, từ bún, miến, phở tới bánh mì. Đội ngũ chạy bàn có kha khá người Việt nhưng đa phần là F2, F3 còn rất trẻ, nên thậm chí chỉ bập bẹ được vài câu tiếng Việt, còn lại là nói tiếng Anh.

Ngồi trong quán ăn Việt dưới ánh đèn vàng ấm áp, khi bên ngoài trời lạnh giá, tôi đã gọi một tô phở bò ăn trong chiều 30 Tết - một trải nghiệm mà tất cả những cái Tết từ bé đến lớn trước đó tôi chưa hề có.

Phở ở quán ăn này là theo kiểu miền Nam, có bò viên, hành tây và nước dùng có cả vị ngọt của củ cải. Và quả thực, đó là một bát phở ngon.

Đúng là món phở, dù ăn ở đâu đi chăng nữa, rất hiếm hoi có chỗ nào mà làm không ngon, chỉ đơn giản là thích hay không thích. Hơn thế nữa, thịt bò ở châu Âu cũng là loại thịt rất chất lượng. Một bát phở giá tới 10 euro (hơn 200.000 đồng) nhưng to như một cái “chậu”, cả bánh phở lẫn thịt đều ăn mãi không hết. Nhưng thế mới đúng là Tết, phải no đủ.

Trời tối dần bên ngoài, một mùa xuân mới sắp bắt đầu ở thành phố nhỏ xinh đẹp của đất nước Hà Lan. Mọi thứ đều như bình thường vì lúc ấy đã là tháng hai, chỉ có một cộng đồng người châu Á biết là sắp Tết Nguyên đán và ăn mừng trong một khu phố nho nhỏ quây lại, kiểu như Chinatown phiên bản mini.

Vừa ngồi trong quán ăn phở vừa nhìn ra phía ga tàu trung tâm tấp nập người đến kẻ đi, tôi bỗng dưng nghe thấy tiếng nhạc quen quen. Rõ ràng không thể nghe rõ lời nhưng rất là quen. Nghe thêm một lúc nữa chừng 5 giây, tôi bất giác bật cười khi nhận ra quán đang mở Sơn Tùng M-TP, cụ thể là bài hát “Nơi này có anh” đang là hit khi ấy.

Còn gì tuyệt hơn khi chiều 30 Tết giữa cái lạnh cắt da cắt thịt, ngồi cô đơn giữa thành phố lạ mà vẫn có phở bò để ăn, vẫn có tiếng hát “lời không thể nghe ra nổi” của Sơn Tùng M-TP văng vẳng. Đến nay, tôi vẫn nhớ được hương vị của bát phở hôm ấy thế nào. Dường như đôi khi ẩm thực không chỉ giúp chúng ta no bụng trong chốc lát mà còn có thể tạo ra một thứ mùi vị, được gọi là “ký ức”.

Mời bạn chia sẻ kỷ niệm về phở

Nhân dịp Vietnam Phở Festival tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, báo Tuổi Trẻ trân trọng mời bạn đọc chia sẻ kỷ niệm với phở khi du lịch nước ngoài. Bài viết xin gửi về tto@tuoitre.com.vn. Bài được chọn đăng có nhuận bút theo quy định của báo.

Báo Tuổi Trẻ cảm ơn bạn.

Đức Tuấn, Kỳ Vĩ: Luôn thưởng thức phở trong những chuyến đi xa - Ảnh 7.

Vietnam Phở Festival 2023 do báo Tuổi Trẻ, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP.HCM đồng tổ chức, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và sự ủng hộ của những người bạn Nhật Bản như ngài Aoyagi Yoichiro - hạ nghị sĩ, trưởng ban tổ chức Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản, báo Mainichi (Nhật Bản) và các hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản.

Vietnam Phở Festival 2023 có sự tham gia của các đầu bếp Hoa hồi vàng các năm như: Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Tự Tin, Phạm Quang Duy... cùng đầu bếp các quán phở danh tiếng: Phở Dậu, Phở Hai Thiền, Phở Hotel Majestic Saigon, Phở Phú Gia, Phở'S, Phở Sen SASCO, Phở Thìn Bờ Hồ, Phở nhà hàng sân golf Thủ Đức, Phở Ta - Bình Tây Food...

Chương trình có sự đồng hành của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Suntory Beverage & Food, Simply Food (Công ty thực phẩm Bình Tây), SASCO, Dai-ichi Life Việt Nam, Phở'S và một số doanh nghiệp khác.

Đương kim Hoa hậu Liên lục địa - Miss Intercontinental Lê Nguyễn Bảo Ngọc là đại sứ chính thức, đồng hành và hưởng ứng các hoạt động của chương trình.

Đức Tuấn, Kỳ Vĩ: Luôn thưởng thức phở trong những chuyến đi xa - Ảnh 7.

Hamlet Trương, Hà Vân: Vietnam Phở Festival ở Nhật rất ý nghĩa Hamlet Trương, Hà Vân: Vietnam Phở Festival ở Nhật rất ý nghĩa

Là ca sĩ biểu diễn trong Vietnam Phở Festival 2023 tại Nhật vào ngày 7 và 8-10 tại Tokyo, Nhật Bản, Hamlet Trương nói anh cảm thấy rất hạnh phúc vì đã góp chút công sức cho phong vị phở Việt bay xa.

Xem thêm: mth.14395843130013202-cu-yk-iv-ium-hnaht-ort-iougn-ux-auig-ob-ohp-na-auht-oaig-med/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đêm giao thừa ăn phở bò giữa xứ người, trở thành 'mùi vị ký ức'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools