vĐồng tin tức tài chính 365

“Hành trang” lên sàn HoSE của Mộc Châu Milk

2023-10-05 07:34

Dự định “chuyển nhà" sau 2 năm

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu tiền thân là Nông trường Quân đội Mộc Châu được ra đời vào năm 1958, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn nuôi. 

Công ty sữa chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2005. Khi mới cổ phần hóa, Mộc Châu Milk có vốn điều lệ vỏn vẹn 7,1 tỷ đồng. Các năm sau đó, công ty liên tiếp tăng vốn điều lệ, đến tháng 11/2015, vốn điều lệ của Mộc Châu Milk ghi nhận đạt 568 tỷ đồng, gấp hơn 80 lần so với năm 2005.

Một năm sau khi về tay Vinamilk, vào cuối năm 2020, Mộc Châu Milk đã chính thức “đặt chân” lên sàn UPCoM với giá tại phiên giao dịch đầu tiên là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tại phiên giao dịch ngày 4/10/2023, cổ phiếu MCM đang giao động quanh vùng giá 38.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, sau gần 2 năm kể từ khi lên sàn UPCoM, thị giá cổ phiếu này đã tăng 26%.

Tháng 3/2021, Mộc Châu Milk đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồng, quy mô vốn tăng hơn 64% so với trước đó.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk; UPCoM: MCM) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 110 triệu cổ phiếu. Trước đó, việc chuyển từ UPCoM sang niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên HoSE đã được Mộc Châu Milk thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của MCM.

“Thay da đổi thịt” từ khi về tay Vinamilk

Về tình hình kinh doanh của công ty, trong giai đoạn từ 2017 – 2019, doanh thu của Mộc Châu Milk dao động trong khoảng từ 2.400 – 2.550 tỷ đồng. Đáng chú ý, dù tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của Mộc Châu Milk lại cho thấy sự sụt giảm qua các năm. 

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của công ty đi lùi từ 216 tỷ đồng vào năm 2017 xuống còn 167 tỷ đồng vào năm 2019; tương đương giảm 23%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh.

Đến cuối năm 2019, Vinamilk đã thương lượng để mua lại cổ phần từ nhiều nhóm cổ đông nhằm trở thành công ty mẹ GTNfoods khi nắm giữ 75% vốn, qua đó gián tiếp sở hữu 51% cổ phần tại Mộc Châu Milk. Hiện nay Tổng giám đốc Vinamilk - bà Mai Kiều Liên đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Mộc Châu Milk.

Tính tới 30/6/2023, Giống bò sữa Mộc Châu có hai cổ đông lớn gồm Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam sở hữu 59,3% vốn điều lệ; CTCP Sữa Việt Nam sở hữu 8,85% vốn điều lệ; còn lại 31,85% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông khác.

Sau khi về tay Vinamilk, giai đoạn tiếp theo từ năm 2020-2022, Mộc Châu Milk ghi nhận tín hiệu kinh doanh khởi sắc với chiều tăng ở cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của công ty chạm mốc 3.133 tỷ đồng, tăng lần lượt 7% và 11% so với năm 2021 và 2020.

Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Mộc Châu Milk ghi nhận đạt 346 tỷ đồng, đây là khoản lãi kỷ lục của doanh nghiệp sản xuất sữa này kể từ khi khi công bố số liệu vào năm 2016.

Theo báo cáo tài chính mới công bố, 6 tháng đầu năm 2023, Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.525 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lãi ròng 194 tỷ đồng, tăng gần 11% so với nửa đầu năm 2022. 

Với kết quả đạt được, Mộc Châu Milk đã thực hiện 44% kế hoạch doanh thu và 53% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Mạnh tay chi tiền quảng cáo

Một trong những chỉ số đáng chú ý trong bức tranh tài chính của Mộc Châu Milk là khoản chi phí hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại. Đóng vai trò quan trọng, phần nào giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, cải thiện doanh thu, từ năm 2017, Mộc Châu Milk đã dành ra một khoản khá lớn cho mục đích này.

Cụ thể, vào năm 2017, chi phí Mộc Châu Milk dành cho hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại là 154 tỷ đồng. Khoản chi phí này sau đó đã tăng lên 15%, đạt 178 tỷ đồng vào năm 2018.

Trong giai đoạn tiếp theo, khoản chi phí này của Mộc Châu Milk tăng vọt, lên tới 502 tỷ đồng vào năm 2020, tương đương gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong các năm tiếp theo, chi phí hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại của Mộc Châu Milk vẫn liên tục tăng, chạm mốc 599 tỷ đồng vào năm 2022. 

Đối chiếu sang tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty trong giai đoạn này cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực. Như vậy có thể thấy, Mộc Châu Milk càng “bạo chi” cho quảng cáo, thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng ghi nhận đi lên.

Theo báo cáo tài chính mới đây, Mộc Châu Milk chi ra khoảng 280 tỷ đồng cho việc hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại; tiết giảm nhẹ so với cùng kỳ. Nếu chia ra theo các tháng, mỗi tháng công ty này dành khoảng 46 tỷ đồng cho hoạt động này.

Đánh giá triển vọng ngành sữa từ năm 2023-2025, bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk cho biết, Công ty đánh giá triển vọng ngành sữa từ năm 2023-2025 là tích cực và tiềm năng. Ngành sản xuất sữa hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, có nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường. Theo các báo cáo của Tổng cục Thống kê, nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam đang tăng lên đáng kể, đặc biệt là sữa công thức cho trẻ em và sữa tươi.

Do đó, trong giai đoạn này, Mộc Châu Milk đặt mục tiêu chính là gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường.

Các mục tiêu chiến lược khác của Công ty trong giai đoạn này bao gồm mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty đã có kế hoạch xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Xem thêm: lmth.785926a-klim-uahc-com-auc-esoh-nas-nel-gnart-hnah/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Hành trang” lên sàn HoSE của Mộc Châu Milk”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools