vĐồng tin tức tài chính 365

'Cô Duyên đánh tan tất cả định kiến về người Việt từ phim Hollywood'

2023-10-06 08:46
Khán giả TP.HCM đến xem gần kín 2 phòng chiếu ở DCINE Bến Thành và ở lại giao lưu trực tuyến với đạo diễn Đặng Nhật Minh - Ảnh: MI LY

Khán giả TP.HCM đến xem gần kín 2 phòng chiếu ở DCINE Bến Thành và ở lại giao lưu trực tuyến với đạo diễn Đặng Nhật Minh - Ảnh: MI LY

Đêm 5-10, đạo diễn Đặng Nhật Minh có buổi giao lưu trực tuyến với 200 khán giả qua màn hình lớn tại rạp nhân buổi chiếu phim hiếm hoi của ông ở TP.HCM. 

Đây là sự kiện Tháng phim Đặng Nhật Minh, đang được tổ chức trong tháng 10 này tại TP.HCM với tên gọi "Bây giờ đã đến tháng Mười".

Bộ phim chiếu mở màn chính là Bao giờ cho đến tháng mười (1984), tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam, từng đoạt Giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985.

Phim cũng từng được CNN bầu chọn là một trong 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh minh mẫn ở tuổi 85 khi giao lưu với khán giả TP.HCM - Ảnh: MI LY

Đạo diễn Đặng Nhật Minh minh mẫn ở tuổi 85 khi giao lưu với khán giả TP.HCM - Ảnh: MI LY

Sau 39 năm, khán giả vẫn khóc cùng cô Duyên

Bản phim Bao giờ cho đến tháng mười được chiếu là bản phim kỹ thuật số lấy từ Thư viện phim Fukuoka (Nhật Bản). Ban tổ chức cho biết phía Nhật Bản rất ủng hộ và cung cấp bản phim một cách thuận lợi để phổ biến đến khán giả Việt Nam.

Đây cũng là dịp hiếm hoi khán giả TP.HCM được xem bản đẹp trên màn ảnh lớn của bộ phim được cho là đại diện tiêu biểu cho tâm hồn, cốt cách người Việt Nam. Trong cơn mưa lớn tối 5-10, 200 khán giả TP.HCM đã đến rạp để thưởng thức tác phẩm.

Tại buổi chiếu, nhiều khán giả trẻ lần đầu xem đầy đủ bộ phim. Cũng có khán giả đã xem nhiều lần và chia sẻ "lần này vẫn khóc".

Cô Duyên trong "Bao giờ cho đến tháng mười" do nghệ sĩ Lê Vân thủ vai, là người phụ nữ Việt Nam không nguôi thương nhớ chồng khi anh đã hy sinh trong chiến tranh - Ảnh: ĐPCC

Cô Duyên trong "Bao giờ cho đến tháng mười" do nghệ sĩ Lê Vân thủ vai, là người phụ nữ Việt Nam không nguôi thương nhớ chồng khi anh đã hy sinh trong chiến tranh - Ảnh: ĐPCC

Bộ phim kể câu chuyện đặc biệt về Duyên (nghệ sĩ ưu tú Lê Vân đóng) - người phụ nữ ở một làng quê Việt Nam, một ngày nhận tin dữ là chồng đã hy sinh ở mặt trận Tây Nam.

Vì thương bố chồng tuổi cao sức yếu, mong ngóng con trai về, Duyên đã nhờ người thầy giáo trong làng viết những bức thư với lời lẽ thăm hỏi ân cần của chồng cô để động viên bố.

Còn bản thân Duyên vẫn luôn hy vọng tấm giấy báo tử chỉ là nhầm lẫn, người chồng cô thương nhớ ngày đêm vẫn còn sống và đợi ngày trở về.

Nhưng lời nói dối ấy không thể che giấu được mãi, khi Duyên và thầy giáo Khang (nghệ sĩ ưu tú Hữu Mười thủ vai) bắt đầu gặp những ánh mắt nghi kỵ từ dân làng.

Câu chuyện rất đặc biệt về mất mát của con người Việt Nam nơi hậu phương đã chạm đến trái tim khán giả nhiều thế hệ, từ năm 1984 - khi Bao giờ cho đến tháng mười lần đầu phát hành, cho đến tận hôm nay, sau 39 năm.

Bao giờ cho đến tháng mười cũng là minh chứng cho thấy phim thời chiến, về nỗi đau của con người trong chiến tranh, vẫn sẽ chạm đến khán giả thời đại mới nếu như bộ phim "đi đến tận cùng của con người để gặp được nhân loại".

"Bao giờ cho đến tháng mười/ Lúa chín trên cánh đồng giông bão/Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/Những mất mát, hy sinh, chịu đựng, khổ đau/Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu" - đây là những câu thơ do chính đạo diễn Đặng Nhật Minh sáng tác, được đưa vào phim như những vần thơ đầy hy vọng của thầy giáo Khang.

Nghệ sĩ ưu tú Hữu Mười trong vai thầy giáo Khang của "Bao giờ cho đến tháng mười" - Ảnh: ĐPCC

Nghệ sĩ ưu tú Hữu Mười trong vai thầy giáo Khang của "Bao giờ cho đến tháng mười" - Ảnh: ĐPCC

200 khán giả TP.HCM giao lưu với đạo diễn 85 tuổi Đặng Nhật Minh

Đạo diễn Đặng Nhật Minh, năm nay 85 tuổi, minh mẫn và vui vẻ khi ông xuất hiện trên màn hình ở rạp chiếu để giao lưu với khán giả TP.HCM. Ông tự hào kể kỷ niệm phim từng được chiếu tại Liên hoan phim Hawaii năm 1985.

"Sau khi chiến tranh Việt - Mỹ chấm dứt, có rất nhiều phim Hollywood làm về Việt Nam, trong đó họ mô tả con người Việt Nam như cái máy, không giống như con người.

Nhưng chỉ sự xuất hiện của cô Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười đã lập tức đánh tan tất cả những định kiến của hàng chục phim Hollywood trước đó về hình tượng người Việt Nam" - đạo diễn chia sẻ.

Chiều 5-10, đạo diễn Đặng Nhật Minh nhận Giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội - Ảnh: BTC

Chiều 5-10, đạo diễn Đặng Nhật Minh nhận Giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội - Ảnh: BTC

Đạo diễn Đặng Nhật Minh cho rằng giải thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của ông là khi người nước ngoài xem, họ thấy có cảm tình hơn rất nhiều với con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Về chuyện Bao giờ cho đến tháng mười từng vượt 13 lần kiểm duyệt để được đến với khán giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh nhấn mạnh ông đã viết và làm bộ phim bằng tất cả sự chân thành. Với sự chân thành ấy, ông nghĩ hội đồng duyệt có "sắt đá" đến đâu cũng sẽ cảm động.

Sau Bao giờ cho đến tháng mười, Tháng phim Đặng Nhật Minh tại TP.HCM sẽ tiếp tục với 7 bộ phim khác. Đó là: Cô gái trên sông, Mùa ổi, Thương nhớ đồng quê, Tháng Năm: Những gương mặt, Trở về, Thị xã trong tầm tay, Hà Nội mùa đông năm 46Hoa nhài.

Đặc biệt, buổi chiếu Hoa nhài - bộ phim cuối cùng của ông - vào tối 29-10 nhiều khả năng có sự tham gia của chính đạo diễn Đặng Nhật Minh. Ông sẽ trò chuyện với khán giả về những thay đổi thời cuộc khi ông làm bộ phim này ở tuổi trên 80.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà NộiĐạo diễn Đặng Nhật Minh được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - tác giả của nhiều bộ phim về Hà Nội, người Hà Nội - đã được trao Giải thưởng lớn ở Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội vào chiều 5-10 tại Hà Nội.

Xem thêm: mth.89151426060013202-doowylloh-mihp-ut-teiv-iougn-ev-neik-hnid-ac-tat-nat-hnad-neyud-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Cô Duyên đánh tan tất cả định kiến về người Việt từ phim Hollywood'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools