vĐồng tin tức tài chính 365

Áp phí khí thải, bước chuyển tư duy bảo vệ môi trường

2023-10-11 08:33

Ngoài mức phí cố định này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, dự án phải nộp phí biến đổi (được tính trên cơ sở số liệu quan trắc về khối lượng khí xả thải, hàm lượng chất gây ô nhiễm và mức phí với chất gây ô nhiễm).

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hệ quả là thiên tai xảy ra liên tục, với mức độ ngày càng nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới đã và đang tạo áp lực lên chính phủ các nước, buộc họ phải có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ trái đất.

Lấy cảm hứng từ Luật Chống ô nhiễm nước năm 1970 của Hà Lan và Đạo luật về phí nước thải năm 1976 của Đức, nhiều quốc gia trong những năm gần đây đã áp dụng các chính sách “xanh” khác nhau, bao gồm thuế bảo vệ môi trường và phí ô nhiễm.

Những công cụ này cung cấp cho doanh nghiệp lựa chọn hoặc trả tiền và gây ô nhiễm, hoặc đầu tư vào các hoạt động sạch hơn, đồng thời điều chỉnh mối quan tâm của doanh nghiệp theo các mục tiêu mà chính sách đề ra.

Việc thu phí phát thải phản ánh quan điểm chủ động của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không thể bỏ qua sự phức tạp của nỗ lực này. Đạt được cân bằng giữa việc khuyến khích thay đổi hành vi và tránh gánh nặng không cần thiết cho cá nhân và doanh nghiệp vẫn là một thách thức đáng kể.

Phí cao có thể tác động đến các công ty, đặc biệt là những đơn vị sản xuất có lượng khí thải cao, dẫn đến mất việc làm và gây ra hậu quả xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy mức phí thấp cũng được chứng minh là không hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải, chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu động lực kinh tế để giảm phát thải.

So với mức thuế các-bon của hai quốc gia châu Âu có mức thuế thấp nhất - Ukraine (1,03 USD/tấn) và Ba Lan (0,08 USD/tấn), phí phát thải hàng năm được đề xuất của Việt Nam vẫn tương đối thấp. Ngoài khoản phí cố định 3 triệu đồng/năm, mức phí đối với các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải được đề xuất từ 500 - 800 đồng/tấn (tương đương 0,02 - 0,03 USD/tấn).

Tuy nhiên, chiến lược bắt đầu với một mức thuế khiêm tốn và tăng dần theo thời gian phù hợp với phương pháp mà nhiều quốc gia đã áp dụng khi giới thiệu các loại thuế xả thải. Ví dụ, năm 2012, Nhật Bản đã đưa ra “thuế giảm nhẹ biến đổi khí hậu” ở mức xấp xỉ 1,21 USD/tấn CO2. Mức phí này sau đó đã được nâng lên lần lượt là 1,9 USD/tấn và 2,78 USD/tấn vào năm 2014 và 2016.

Mặc dù tỷ lệ phát thải thấp hơn có thể không giúp các công ty giảm lượng khí thải đáng kể, nhưng một kết quả tích cực là nguồn doanh thu tiềm năng được tạo ra. Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này vào các dự án năng lượng tái tạo, sáng kiến trồng rừng và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, từ đó góp phần giảm khí thải.

Việc đưa ra phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là một bước tiến đột phá, tuy nhiên, cần thừa nhận rằng tác động của dự thảo phụ thuộc vào việc thực hiện chu toàn và đánh giá định kỳ. Việc thanh, kiểm tra thường xuyên đóng vai trò then chốt để đảm bảo các doanh nghiệp, ngành nghề và cá nhân tuân thủ những hướng dẫn về phát thải của Chính phủ. Các biện pháp kiểm tra này sẽ ngăn chặn những người có khả năng vi phạm, thúc đẩy văn hóa chịu trách nhiệm và đảm bảo.

Việc thiết lập một hệ thống giám sát mạnh mẽ sẽ cho phép các cơ quan chức năng theo dõi chính xác lượng khí thải, xác định xu hướng và giải quyết các lĩnh vực cần quan tâm ngay lập tức. Hơn nữa, các công ty cần có trách nhiệm thiết lập những cơ chế ghi chép và báo cáo minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích giám sát và đảm bảo.

Xem thêm: lmth.324133tsop-gnourt-iom-ev-oab-yud-ut-neyuhc-coub-iaht-ihk-ihp-pa/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Áp phí khí thải, bước chuyển tư duy bảo vệ môi trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools