vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa VĐV trẻ tài năng dự SEA Games: Bước chạy đà cho những đấu trường lớn

2023-10-11 12:26
Những VĐV trẻ tài năng như Nhi Yến cần có chế độ đầu tư đặc biệt để hướng đến tương lai - Ảnh: Đức Khuê

Những VĐV trẻ tài năng như Nhi Yến cần có chế độ đầu tư đặc biệt để hướng đến tương lai - Ảnh: Đức Khuê

Ông Mai Bá Hùng (nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM): Tận dụng SEA Games để VĐV trẻ cọ xát

Chúng ta không nên coi SEA Games là ao làng vì đó là đỉnh cao của thể thao Đông Nam Á. Những năm 1990, Việt Nam phải rất khó khăn mới có được huy chương. Bây giờ, chúng ta đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều môn mà Việt Nam vẫn yếu thế trong khu vực.

Còn việc có nên chăng thay vì cử các VĐV ngôi sao, thì tận dụng đấu trường SEA Games là nơi để VĐV trẻ cọ xát để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tạo lực lượng kế thừa thì tôi nghĩ là tùy từng môn thể thao mà có chiến lược dài lâu và khoa học. Ví dụ, môn nào mình chưa mạnh thì phải cử đội mạnh. Còn môn nào Việt Nam đã mạnh, thậm chí là vượt trội các quốc gia trong khu vực, chúng ta có thể tính toán cho VĐV tài năng tham dự.

Nhưng nếu VĐV hàng đầu đủ tầm cạnh tranh châu lục, thế giới mà giai đoạn đó không có phong độ tốt hoặc cần thi đấu tìm cảm giác thì vẫn có thể tham dự SEA Games. Vấn đề là việc tuyển chọn phải minh bạch và không nên áp lực thành tích để có thể tính toán chiến lược dài lâu".

Chuyên gia điền kinh Nguyễn Trung Hinh (TP.HCM): Cần nâng chất khoa học trong huấn luyện

Thật ra việc đưa các VĐV trẻ tham gia những giải đấu quốc tế đã có thông qua Giải điền kinh các lứa tuổi Đông Nam Á. Tuy nhiên vẫn nên tuyển chọn các VĐV trẻ giỏi và có tiềm năng phát triển ở tương lai tham dự đấu trường SEA Games. Điều này giúp họ có được cảm giác, kinh nghiệm thi đấu ở một giải đấu có tính cạnh tranh cao.

Đồng thời, việc đối đầu với các VĐV mạnh của các nước cũng giúp họ học được những cái hay cũng như có khát vọng đánh bại đối phương. Với những VĐV trẻ, động lực này rất quan trọng trong việc giúp họ đặt ra mục tiêu phấn đấu để từ đó nỗ lực tập luyện.

Ngoài việc tạo môi trường thi đấu để nâng chất các VĐV trẻ. Một điều không kém phần quan trọng là việc nâng chất cơ sở vật chất trong đào tạo VĐV trẻ ở cả địa phương lẫn cấp độ quốc gia. Cơ sở vật chất ở địa phương tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng chất lượng huấn luyện ngay từ đầu cho các VĐV trẻ giống như ông bà mình nói "dạy con từ thuở ban sơ".

Giới chuyên môn chúng tôi rất mong điều này bởi những thành tích đạt được trong thời gian qua ở điền kinh, bơi lội... và các môn khác đến từ nỗ lực tự thân của các VĐV, HLV là chủ yếu. Nếu họ được hỗ trợ bởi thiết bị hiện đại, bởi khoa học trong huấn luyện... việc hướng đến các đấu trường Asiad, Olympic mới có cơ sở để chúng ta đặt niềm tin.

Dùng SEA Games làm bàn đạp cho các VĐV trẻ

Xu hướng thông qua SEA Games để làm bàn đạp cho các VĐV trẻ đã có từ khoảng 10 năm trước. Năm 2013, các phóng viên Thái Lan cho biết đội nhà đã cử sang Myanmar đội bóng chuyền nữ không phải là mạnh nhất, với một số trong đó là các cô gái trẻ.

Một phần để tạo cơ hội cho VĐV trẻ cơ hội cọ xát, và một phần để giúp các tay đánh chủ lực có thêm thời gian chuẩn bị cho những giải đấu lớn. Gần đây nhất là ở SEA Games 2023, Thái Lan cũng mang đến đất Campuchia với đội hình vắng hai chủ công xuất sắc của Thai League là Sasisaporn và Wipidee.

Và ở SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam, Thái Lan cũng trình làng ngôi sao tuổi học sinh Puripol Boonson. Anh có thể chờ thêm một nhịp để thi đấu tại kỳ SEA Games diễn ra vào chỉ 1 năm sau đó, nhưng ban huấn luyện Thái Lan quyết định cử Puripol ngay khi anh mới 16 tuổi.

Kết quả là tài năng trẻ này quả thực trưởng thành mà không đợi tuổi. Tương tự là đội bơi Singapore. Thay vì để các ngôi sao như Schooling, Quah Zheng Wen lấy huy chương ở nhiều nội dung khác nhau, ban huấn luyện đội bơi hùng mạnh của đảo quốc sư tử mỗi năm lại giới thiệu một loạt gương mặt trẻ khác nhau.

Gần đây nhất là những VĐV như Jonathan Tan, Oh Jung Yi, Letitia Sim, Wolf... Tất cả đều trong độ tuổi U20 nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh HCV SEA Games.

Bên cạnh chủ trương mượn SEA Games để làm bàn đạp, các đoàn thể thao ở Đông Nam Á còn chủ động gạt kỳ SEA Games sang một bên khi trùng lịch với những giải đấu quốc tế. Tiêu biểu là ở SEA Games 31, Indonesia đã cất hai ngôi sao cầu lông Sinisuka Ginting và Jonatan Christie khỏi đội hình khi trùng lịch với Thomas Cup. Tương tự là cặp Lee Zii Jia và cặp đôi Aaron Chia-Soh Wooi Yik của Malaysia...

Mohd Safiq, một nhà báo Malaysia nói: "Tôi nghĩ SEA Games là giải đấu cấp thấp nhất trong hệ thống Olympic. Vì vậy lịch thi đấu SEA Games rất dễ trùng với các giải đấu lớn của từng môn. Nếu các VĐV của bạn đã đạt đến đẳng cấp châu lục hay thế giới, lịch trình của họ sẽ rất bận rộn. Giữa một giải châu Á và SEA Games, tôi nghĩ họ nên chọn giải châu Á, và tạo điều kiện cho thế hệ đàn em ở SEA Games".

VĐV từng đoạt HCV SEA Games về nhất cự ly 21km tại Giải Việt dã báo Bà Rịa - Vũng TàuVĐV từng đoạt HCV SEA Games về nhất cự ly 21km tại Giải Việt dã báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Sáng 26-8, tại TP Vũng Tàu đã diễn ra Giải Việt dã báo Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ 24. Giải thu hút hơn 3.000 người tham gia. VĐV từng đoạt HCV SEA Games Hoàng Nguyên Thanh về nhất cự ly 21km tại giải chạy này.

Xem thêm: mth.95035409011013202-nol-gnourt-uad-gnuhn-ohc-ad-yahc-coub-semag-aes-ud-gnan-iat-ert-vdv-aud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa VĐV trẻ tài năng dự SEA Games: Bước chạy đà cho những đấu trường lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools