vĐồng tin tức tài chính 365

Đề nghị mơ hồ làm "đứng hình" tách thửa: UBND TP.HCM cần vào cuộc

2023-10-11 18:30
Tách thửa đất để chia cho con cái, xây dựng nhà ở là quyền hợp pháp của người dân quy định tại Luật Đất đai - Ảnh: TỰ TRUNG

Tách thửa đất để chia cho con cái, xây dựng nhà ở là quyền hợp pháp của người dân quy định tại Luật Đất đai - Ảnh: TỰ TRUNG

Như Tuổi Trẻ Online thông tin về việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM có văn bản thông báo "mơ hồ" về pháp lý nhưng các quận, huyện đã tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ tách thửa của người dân 30 tháng qua.

Theo chuyên gia, thẩm quyền xử lý văn bản trên của Sở Quy hoạch - Kiến trúc là của UBND TP.HCM và UBND TP cần sớm xử lý văn bản trên để tránh thiệt thòi thêm quyền lợi của người dân.

Ngưng tiếp nhận hồ sơ tách thửa: ai sai?

Để làm rõ về việc văn bản 1427 và 1962 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã khiến toàn TP tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ tách thửa theo quyết định 60, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Nguyễn Thanh Nhã, giám đốc sở này. Ông Nhã cho hay sẽ yêu cầu rà soát, báo cáo về sự việc báo Tuổi Trẻ nêu.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số quận huyện khẳng định họ tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ người dân nộp theo văn bản hướng dẫn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Cụ thể, theo quyết định 60 thì các quận huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tách thửa có hình thành đường giao thông của người dân. 

Hồ sơ này cần có ý kiến sở ngành về chuyên môn. Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ cho ý kiến điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nghiệm thu hạ tầng và đây là một khâu trong giải quyết hồ sơ xin tách thửa.

Tuy nhiên đến ngày 16-4-2021, Sở Quy hoạch - Kiến trúc ra thông báo số 1427 hướng dẫn, lưu ý các quận, huyện về việc tiếp nhận hồ sơ tách thửa trước và sau thời điểm nghị định 148/2020 có hiệu lực (ngày 8-2-2021).

Trong đó, sở này yêu cầu bộ phận tiếp nhận hồ sơ của sở tạm ngưng tiếp nhận các hồ sơ tách thửa có hình thành đường giao thông kể từ ngày 17-4-2021.

Tiếp đến ngày 13-5-2021, sở tiếp tục có thông báo số 1962 về việc tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ tách thửa kể từ khi nghị định 148 có hiệu lực cho đến khi TP có quy định mới. 

Tháng 6-2021, Văn phòng UBND TP có thông báo truyền đạt ý kiến của lãnh đạo UBND TP về việc đồng thuận với thông báo này.

Do sở tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ nên trường hợp các quận, huyện tiếp nhận hồ sơ của người dân cũng không thể xin ý kiến của sở để hoàn thành hồ sơ cho tách thửa. 

Điển hình như tại văn bản từ chối hồ sơ tách thửa của ông H.N, UBND quận 12 cho rằng do sở tạm ngưng nên quận chưa đủ cơ sở giải quyết hồ sơ.

"Việc từ chối nhận hồ sơ tách thửa của người dân là sai. Trách nhiệm trong việc đó có cả UBND quận, huyện, Sở Quy hoạch - Kiến trúc...", ThS Nguyễn Nhật Khanh, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhận định.

UBND TP.HCM cần xử lý sớm để khôi phục quyền lợi cho dân

Về giá trị pháp lý của thông báo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, ông Nhật Khanh cho rằng đây chỉ là văn bản hành chính nội bộ của sở hướng dẫn cho các quận, huyện, đơn vị liên quan. 

Trong khi đó, quyết định 60 của UBND TP.HCM quy định về tách thửa là quyết định cụ thể hóa quy định về tách thửa của Luật Đất đai trên địa bàn TP.HCM. 

Quyết định này là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc áp dụng. Và hiện nay văn bản này vẫn có giá trị thi hành.

Vì vậy, việc áp dụng nội dung của văn bản hành chính dẫn đến vô hiệu hóa giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị pháp lý cao hơn là không chính xác.

"Cho nên khi các quận, huyện tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ của người dân, đồng nghĩa vô hiệu hóa quyền luật định của người dân khi dựa vào văn bản hành chính nội bộ thì quận, huyện cũng sai. Việc này có thể dẫn tới khiếu nại, khởi kiện. 

Và quận, huyện phải chịu trách nhiệm trực tiếp và đầu tiên với người dân trong tình huống người dân khởi kiện hành vi hành chính từ chối tiếp nhận hồ sơ", ông Khanh phân tích.

Về phía quận, huyện phải căn cứ công văn của sở để ngưng tiếp nhận hồ sơ thì ông Khanh cho rằng sẽ phát sinh trách nhiệm nội bộ trong quan hệ công vụ giữa các quận huyện với sở chuyên ngành. 

"Vì vậy, để tránh phát sinh trách nhiệm giữa sở, quận, huyện với người dân trong trường hợp này thì UBND TP cần kiểm tra tính hợp pháp của văn bản đề nghị tạm ngưng của sở để có hướng xử lý văn bản phù hợp theo quy định", ông Khanh nói.

Đồng tình, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia về kiểm tra văn bản cho hay đối với văn bản hành chính nội bộ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì thẩm quyền kiểm tra, xử lý thuộc về UBND TP. 

Theo quyết định số 10/2022 của UBND TP.HCM thì Sở Tư pháp sẽ được UBND giao trách nhiệm kiểm tra các văn bản ban hành bởi thủ trưởng sở, ngành, quận, huyện thuộc TP.

Đề nghị của sở Đề nghị của sở 'mơ hồ' về pháp lý, hồ sơ tách thửa toàn TP.HCM 'đứng hình'

Quyết định 60 về tách thửa của UBND TP.HCM đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành, nhưng đề nghị 'mơ hồ' của Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã làm 'đứng hình' toàn bộ hồ sơ tách thửa của người dân TP 30 tháng qua.

Xem thêm: mth.82163205111013202-couc-oav-nac-mch-pt-dnbu-auht-hcat-hnih-gnud-mal-oh-om-ihgn-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề nghị mơ hồ làm "đứng hình" tách thửa: UBND TP.HCM cần vào cuộc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools