vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ vọng lợi nhuận vẫn khả quan

2023-10-14 05:09

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu…

Sacombank cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng tài sản của Ngân hàng tiếp tục được mở rộng và giữ vững vị thế về quy mô, đạt trên 635.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với đầu năm. Chất lượng tài sản được cải thiện, với tài sản có sinh lời tăng 9,4%, chiếm tỷ trọng 91% trong tổng tài sản; hiệu suất sinh lời cũng tăng, ROA và ROE lần lượt đạt 1,2% và 18,1%, tương ứng tăng 0,3% và 4,3% so với năm trước.

Đồng thời, Sacombank tăng cường kiểm soát chất lượng tài sản có rủi ro, thường xuyên rà soát, đánh giá danh mục rủi ro trọng yếu, khẩu vị rủi ro và kiểm tra sức chịu đựng nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong các trường hợp căng thẳng nhất, từ đó có kế hoạch vốn và phân bổ vốn phù hợp.

Tính đến 31/8/2023, Sacombank có vốn chủ sở hữu hơn 43.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tăng từ lợi nhuận chưa phân phối. Trong đó, vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng, chiếm 43,7% vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn huy động đảm bảo an toàn thanh khoản, tổng huy động vốn đạt gần 558.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với đầu năm. Ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng để đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là ngân hàng số, dịch vụ ngoại hối, giúp tổng thu nhập tăng so cùng kỳ năm trước.

Tổng thu nhập thuần của Sacombank trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt gần 17.500 tỷ đồng, tăng 9,3%. Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 6.175 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, hoàn thành 65% kế hoạch năm.

Với VietinBank, Hội đồng quản trị Ngân hàng vừa công bố mục tiêu lợi nhuận riêng lẻ trước thuế năm 2023 là 22.500 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 12.150 tỷ đồng, tương đương 54% kế hoạch năm.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên tổ chức tháng 4/2023, VietinBank chưa đặt ra kế hoạch cụ thể về lợi nhuận, mà đề ra mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản từ 5 - 10%, dư nợ tín dụng thực hiện theo hạn mức được Ngân hàng Nhà nước giao, tăng trưởng huy động phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%, các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của cơ quan quản lý.

Tương tự, ACB đang nỗ lực thực hiện kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm nay ở mức 20.000 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm, Ngân hàng đạt 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Động lực lớn giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi, tăng 28% so với cùng kỳ. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu liên tục tăng từ 19% lên 22%, giúp giảm áp lực lên mảng thu nhập từ lãi. Trong đó, dịch vụ thẻ, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập. Tăng trưởng lãi thuần từ phí giảm 19%, do thu nhập từ kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) giảm 30,5%, nhưng các nguồn thu khác như kinh doanh ngoại hối và lợi nhuận kinh doanh chứng khoán tăng mạnh. ACB kỳ vọng, hoạt động bancassurance và thanh toán quốc tế sẽ lấy lại quỹ đạo tăng trưởng, sau khi chạm đáy trong nửa đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm, ACB đã cho vay hơn 20.000 tỷ lãi suất ưu đãi đến 3%/năm so với biểu lãi suất. Tính tới cuối tháng 6/2023, quy mô tín dụng của ACB đạt hơn 434.000 tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng những tháng gần đây có sự cải thiện mạnh mẽ, đến tháng 8/2023 đạt 7% và Ngân hàng không có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Thu nhập lãi thuần luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với các ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập ảnh 1

Thu nhập lãi thuần luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với các ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập

… dù thị trường còn nhiều khó khăn

Lãi suất huy động giảm làm giảm áp lực lên chi phí vốn, từ đó giúp các ngân hàng có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay nhằm kích cầu tín dụng, nhất là quý cuối năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vay vốn chưa thật sự phục hồi, các doanh nghiệp còn chần chừ trong việc mở rộng sản xuất - kinh doanh, cạnh tranh về thị phần tín dụng trở nên gay gắt hơn.

Thực tế, cạnh tranh để cho vay các doanh nghiệp tốt là cuộc đua giữa các ngân hàng. Những ngân hàng cung cấp lãi suất hấp dẫn do có chi phí vốn thấp hơn là những ngân hàng sẽ có lợi thế hơn. Vì thế, bên cạnh sự phục hồi tín dụng, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, biên lãi ròng (NIM) của nhiều ngân hàng kỳ vọng sẽ cải thiện trong 2 quý cuối năm 2023.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%, trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 5,73%.

Số liệu từ Công ty Chứng khoán MB cho thấy, trong nửa đầu năm 2023, trung bình các ngân hàng niêm yết ghi nhận NIM giảm 1 - 1,5%/năm so với cùng kỳ năm ngoái. Hai ngân hàng có NIM giảm mạnh nhất là VPBank và Techcombank, chủ yếu do nhu cầu các mảng cho vay chủ lực như tiêu dùng hay bất động sản của những ngân hàng này sụt giảm. Ở chiều ngược lại, Sacombank, VIB, SHB là những ngân hàng ghi nhận NIM tăng, bởi thanh khoản không quá căng thẳng do cấu trúc danh mục cho vay tương đối lành mạnh và không chịu áp lực tăng lãi suất huy động.

ACB dự kiến, tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 12%, thấp hơn so với mức tăng 14,2% của năm 2022 và định hướng tăng trưởng tín dụng toàn ngành 14 - 15% của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng kỳ vọng, lợi nhuận sẽ phục hồi từ quý III/2023, trong bối cảnh NIM toàn hệ thống có triển vọng phục hồi nhờ lãi suất huy động giảm nhanh và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã tăng trở lại kể từ quý II/2023. Trong khi đó, lãi suất cho vay mới hiện đã ở mức hợp lý và giảm chậm hơn so với lãi suất huy động. Thu nhập lãi thuần luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với các ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Do vậy, NIM phục hồi sẽ đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng năm nay.

Công ty Chứng khoán VPBankS dự báo, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10 - 12%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng quy mô nhỏ có thể ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm mạnh.

Nhìn lại kế hoạch kinh doanh năm 2023, đa phần ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10 - 15%, trong khi mức tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2022 đạt 32 - 35%. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, trong khi lãi suất huy động cao trước đó vẫn đang phản ánh vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi giảm, nhất là nguồn thu từ kênh bancassurance. Tuy nhiên, kỳ vọng thu nhập sẽ tích cực trở lại khi các hoạt động thanh tra được đẩy mạnh, khung pháp lý được hoàn thiện và các ngân hàng cùng công ty bảo hiểm cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng ý thức bảo vệ quyền lợi khách hàng, qua đó tạo động lực phục hồi cho sản phẩm còn nhiều dư địa này.

TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, đa số ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp, ngoại trừ 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Các ngân hàng thừa vốn hiện nay chủ yếu tập trung ở 4 đơn vị này và không đẩy mạnh cho vay được. Vì thế, khả năng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay sẽ tăng chậm, thậm chí giảm nhẹ, vì lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ lãi. Hiện tín dụng của ngành ngân hàng tính đến ngày 20/9/2023 tăng chưa tới 6%, trong khi nguồn thu phi tín dụng khó tăng. Đáng chú ý, với mảng kinh doanh bảo hiểm độc quyền, vốn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của ngân hàng, lợi nhuận nửa đầu năm nay giảm mạnh.

Còn theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III/2023 và 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý III/2023 ước đạt 52.900 tỷ đồng, giảm 10,4%; lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165.600 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường bảo hiểm đang gặp khó khăn, một phần do quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm từ kênh bán hàng qua ngân hàng.

Ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng giám đốc ABBank ảnh 2

Ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng giám đốc ABBank

Sáu tháng đầu năm 2023, ABBank mới thực hiện được 23% kế hoạch lợi nhuận năm (tính tới hết tháng 6, ABBank đạt gần 640 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng còn nhiều là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thực hiện các chương trình cho vay, gia tăng thu nhập từ lãi và lợi nhuận trong những tháng cuối năm. Vì thế, ABBank sẽ không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, toàn hệ thống tập trung sức lực để cùng nhau về đích cuối năm. Năm 2023, ABBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 68% so với năm 2022, dự kiến đạt 2.826 tỷ đồng. Các chỉ tiêu quan trọng khác cũng kỳ vọng đạt kế hoạch đề ra.

Tăng trưởng tín dụng chậm trong nửa đầu năm nay, song nhu cầu vốn được dự báo sẽ quay trở lại, nhất là quý IV. Theo số liệu thống kê, tăng trưởng tín dụng toàn ngành tính đến tháng 9/2023 đạt chưa đến 6%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và còn cách khá xa so với mục tiêu cả năm tăng 14 - 15%.

Tăng trưởng tín dụng thấp do ảnh hưởng của kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản suy yếu và hoạt động sản xuất - kinh doanh giảm tốc. Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng, là xương sống trong việc cung ứng vốn đối với nền kinh tế. Dưới tác động của các biện pháp đồng bộ từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng quý cuối năm dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Tôi cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2023 có thể đạt 11 - 13%/năm (năm 2022 tăng 14,5%).

ABBank sẽ đưa ra các chương trình cho vay vốn sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 6,9%/năm.

Ông Trần Tấn Lộc, Thành viên Hội đồng quản trị Eximbank ảnh 3

Ông Trần Tấn Lộc, Thành viên Hội đồng quản trị Eximbank

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng chưa đạt kế hoạch như mong muốn đưa ra trong nửa đầu năm nay (tính đến hết quý II/2023, Eximbank đạt 1.405 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương 28% kế hoạch năm), do tình hình kinh tế khó khăn, tín dụng chững lại. Tuy nhiên, Chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nói chung, khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nói riêng, chúng tôi kỳ vọng, Eximbank có thể đạt được kế hoạch lãi 5.000 tỷ đồng mà Đại hội cổ đông đã thông qua. Nếu tình hình không xấu đi, mà tiến triển khả quan, Eximbank có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận, nên không có kế hoạch điều chỉnh.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của Eximbank đạt 190.301 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng khiêm tốn, chỉ ở mức 1%. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần sụt giảm.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB ảnh 4

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB

Sáu tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 47,2%. Ngân hàng vẫn đang từng bước thực hiện chỉ tiêu kinh doanh đề ra cho năm nay và trong quý III, lợi nhuận đạt mục tiêu quý. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm của OCB là đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022.

Dự kiến, diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm không biến động mạnh, Ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra nên hiện không có ý định điều chỉnh mục tiêu. Môi trường kinh doanh những tháng cuối năm có thể chưa cải thiện nhiều, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng vẫn gặp không ít khó khăn, nhưng cũng sẽ xuất hiện những yếu tố tích cực.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế thông qua giảm lãi suất điều hành và sử dụng các công cụ khác trên thị trường mở, góp phần kiểm soát lạm phát. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ các ngân hàng đẩy tín dụng ra nền kinh tế trong quý cuối năm.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB ảnh 5

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB

Tăng trưởng tín dụng của ACB đang có xu hướng hồi phục trở lại, đạt 7% tính đến cuối tháng 8/2023 và dự kiến cả năm sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 12 - 14%. Với hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt 14,5% cho năm nay, kỳ vọng tín dụng mỗi tháng sẽ tăng thêm 1 - 1,5%, được dẫn dắt bởi tất cả các khối, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu. ACB sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu và công ty sản xuất bằng cách áp dụng mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn, kèm các gói dịch vụ khác.

Với mặt bằng lãi suất đã giảm sâu, kể cả với lãi suất cho vay, tín dụng toàn ngành ngân hàng có thể tăng tốc trong những tháng còn lại của năm 2023 (tính đến tháng 8 tăng 5,33%). Điều này sẽ giúp Ngân hàng duy trì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và cải thiện doanh thu từ phí.

Trong quý II/2023, tỷ lệ CASA doanh nghiệp cải thiện 10% so với quý I, đạt 33.800 tỷ đồng, trong khi CASA bán lẻ phục hồi với tốc độ chậm hơn là 3,6% so với quý I/2023, đạt 56.400 tỷ đồng (tỷ lệ CASA chung của ACB tính đến cuối quý II là 20,9%, tăng so với mức 19,8% cuối quý I). Ngân hàng bám sát các mục tiêu kinh doanh đề ra khi hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm, đạt 10.000 tỷ đồng. Động lực lớn giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 28% so với cùng kỳ. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu liên tục tăng từ 19% lên 22%, từ đó giảm áp lực lên mảng thu nhập từ lãi.

Xem thêm: lmth.934133tsop-nauq-ahk-nav-nauhn-iol-gnov-yk/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Kỳ vọng lợi nhuận vẫn khả quan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools