vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa giáo dục STEAM đến gần học sinh

2023-10-14 09:59
Chị Hoàng Phương Nga trong một lớp lập trình ở Kiddicode - Ảnh: NVCC

Chị Hoàng Phương Nga trong một lớp lập trình ở Kiddicode - Ảnh: NVCC

Điều quan trọng là mình phải biến được những điều tưởng chừng là lý thuyết khô khan trở thành những kiến thức thú vị mà học sinh thấy quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Chị Hoàng Phương Nga

Song song đó, chị có nhiều hoạt động đưa giáo dục STEAM đến gần hơn với học sinh Việt Nam.

Dạy lập trình cho trẻ em

* Chuyện chuyển hướng từ công việc lập trình để theo giáo dục STEAM của chị như thế nào?

- Khi học công nghệ thông tin (CNTT) ở đại học, tôi nhận thấy học lập trình có những tác động tích cực đến sự phát triển tư duy.

Cụ thể, học lập trình giúp chúng ta phát triển tư duy máy tính, hay chính là tư duy giải quyết vấn đề một cách logic và sáng tạo. Ngoài ra, lập trình ngày càng đóng một vai trò quan trọng vì xu hướng công nghệ trong tương lai ngày càng phát triển.

Khi tôi học năm 3 và đang thực tập tại FSoft, tôi và các anh chị đồng nghiệp từng thành lập một câu lạc bộ nhỏ dạy lập trình cho con em của nhân viên công ty.

Ban đầu, câu lạc bộ chỉ hướng đến nội bộ, nhưng sau đó nó ngày càng được ủng hộ và mở rộng quy mô, thu hút học sinh từ nhiều khu vực trong thành phố.

Đó cũng là động lực giúp tôi thành lập Kiddicode vào năm 2017. Sau khi duy trì được một thời gian, tôi nhận thấy những thiếu sót về kiến thức giáo dục của mình.

Với kiến thức tôi tích lũy được trong suốt quá trình đi học và làm trong lĩnh vực CNTT, cùng với mơ ước khiến việc học trở nên ý nghĩa hơn khi còn bé, tôi quyết định đi du học với chuyên ngành giáo dục STEAM.

* Khi chuyển sang làm STEAM, những kinh nghiệm khi học ngành CNTT giúp ích cho chị như thế nào?

- Hiện tại, tôi đang công tác tại Viện Nghiên cứu ứng dụng AI trong giáo dục (iSAT) thuộc ĐH Colorado Boulder và OpenSciEd - tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo ra các chương trình giảng dạy khoa học cho các lớp học tại Mỹ.

Những kiến thức về CNTT luôn là nền tảng cho những công việc hiện tại của tôi. Mọi thứ trong chương trình giảng dạy khoa học máy tính đều gắn liền với công nghệ, nên những kiến thức tôi được học ở đại học là nền tảng vững chắc giúp tôi có thể học hỏi và thích ứng nhanh hơn trong nghề.

Ví dụ đơn giản, tôi hiểu được cách AI hoạt động như thế nào là nhờ học CNTT. Sau đó tiếp tục nghiên cứu về giáo dục sẽ giúp tôi dễ dàng hơn trong việc đưa ra những ý tưởng thiết kế cho các ứng dụng AI hỗ trợ lớp học.

Trau dồi các kỹ năng của thế kỷ 21

* Chị nhìn nhận STEAM trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Hòa với xu hướng chung của thế giới là tập trung phát triển vào khoa học công nghệ, các môn học STEAM sẽ ngày càng được chú trọng hơn trong nền giáo dục Việt Nam.

Cụ thể, tôi nghĩ các bộ môn lập trình, robotic sẽ ngày càng trở nên phổ biến và trở nên bình dân hơn, nhiều trẻ em sẽ có điều kiện tiếp cận hơn.

Tuy nhiên, tôi cũng mong rằng góc nhìn về bộ môn STEAM ở Việt Nam không chỉ là lập trình và robot. Nó là tổ hợp của các bộ môn khoa học (S), công nghệ (T), kỹ thuật (E), nghệ thuật (A) và toán (M).

Các bộ môn này cần được dạy và học phối hợp với nhau để rèn luyện cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề. Đây mới chính là những bộ kỹ năng cần thiết để học sinh có thể thành công trong tương lai dù bất kể ngành nghề gì.

Cách tôi hiểu về cụm từ "giáo dục STEAM" là phương pháp dạy học tích hợp liên môn, giúp học sinh thấy được sự liên kết giữa các môn học với nhau.

Trên thực tế, khi chúng ta giải quyết một vấn đề gì đó, nó sẽ luôn yêu cầu ứng dụng kiến thức liên môn. Thông qua việc học tập liên môn này, học sinh sẽ được trau dồi các kỹ năng của thế kỷ 21 như tư duy giải quyết vấn đề, tư duy máy tính, tư duy sáng tạo.

Đây chính là các kỹ năng giúp các em có thể vững bước đi vào tương lai.

* Kế hoạch, dự định của chị về nghiên cứu STEAM trong tương lai là gì?

- Thời gian vừa qua, tôi cùng các bạn ở STEAM for Vietnam - một tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ học sinh Việt Nam có thể tiếp cận STEAM dễ dàng hơn - đã thiết kế một chương trình đào tạo cho hơn 4.000 giáo viên ở Việt Nam.

Điều đặc biệt nhất của chương trình có lẽ là được mang bộ môn lập trình scratch đến với các thầy cô, giúp các thầy cô có thể ứng dụng lập trình vào dạy học liên môn và mang một số mô hình giáo dục ở Mỹ về Việt Nam giúp học sinh rèn luyện tư duy máy tính (computational thinking) và tư duy sáng tạo (creative learning).

Bên cạnh đó, tôi cũng vinh dự được đại diện cho STEAM for Vietnam chia sẻ về mô hình, triết lý giáo dục mà tổ chức dùng để đào tạo tại Việt Nam ở hội nghị Scratch 2023 được tổ chức bởi Scratch Foundation thuộc Viện Công nghệ Massachusetts - một trường về CNTT hàng đầu tại Mỹ.

Trong tương lai, tôi vẫn sẽ tập trung phát triển chương trình STEAM, đặc biệt là tập trung vào mảng khoa học máy tính. Ngoài ra, tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu về ứng dụng của AI trong giáo dục.

* STEAM đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, chị dự đoán đâu sẽ là những thay đổi lớn trong tương lai? Những người làm giáo dục cần phải chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng của sự thay đổi ấy?

- AI sẽ là thứ phát triển nhanh chóng và thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống. Giáo dục cũng không phải ngoại lệ.

Ngày xưa chúng ta đã từng phải thay đổi để đưa máy tính vào chương trình giáo dục thì giờ đây sẽ là một cuộc cách mạng nữa khi AI tham gia vào giáo dục.

Với tôi, người làm giáo dục luôn cần có một tư duy cởi mở để sẵn sàng học hỏi, đón nhận và thậm chí là thay đổi bản thân để có thể tiếp cận với những xu thế mới của giáo dục quốc tế.

Chị Trần Phương Thảo (giám đốc vận hành STEAM for Vietnam):

Nỗ lực vì học sinh Việt Nam

Tôi và chị Nga làm việc với nhau từ tháng 8-2020, giai đoạn phát triển lớp học đầu tiên của STEAM for Vietnam. Làm việc với chị Nga, tôi thấy được khả năng làm việc khoa học, tỉ mỉ và trách nhiệm của chị với từng kế hoạch và các quyết định liên quan đến giáo dục.

Trước mỗi bài giảng, chị Nga dành thời gian nghiên cứu các tài liệu, sao cho bài học mang tới cho học sinh được thú vị và chất lượng nhất. Tất cả bài giảng đều được chạy thử 2-3 buổi trước khi truyền tải đến các em học sinh.

Ngoài ra, việc lệch múi giờ ở bờ Đông, bờ Tây đối với các nhân sự tại Mỹ là chuyện thường gặp. Những lúc đó, chị Nga cùng những thành viên trong đội ngũ phải dậy sớm từ 4-5 giờ sáng để chuẩn bị lớp học hay tham gia tập huấn.

Nhìn thấy mọi người luôn cố gắng từng ngày mang STEAM đến gần hơn với học sinh Việt Nam, nó vừa là khoảnh khắc đáng nhớ vừa là động lực để tôi, chị Nga cùng đồng nghiệp tiếp tục công việc của mình.

Tầm quan trọng của nghệ thuật

* Từ kinh nghiệm của mình, chị có thể giải thích thêm về STEAM và STEM?

- STEAM hoàn toàn giống STEM khi đều có bốn ngành học là khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán học (Maths). Còn yếu tố "A" thêm vào ở STEAM đó là nghệ thuật (Art).

Tôi cho rằng nghệ thuật luôn là một yếu tố không thể tách rời riêng biệt trong sự nghiệp giáo dục vì nghệ thuật luôn cần thiết cho tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả trong kỹ thuật hay công nghệ. "A" có giá trị quan trọng tương đương với bốn yếu tố còn lại trong STEAM.

Chị Nga chụp hình kỷ niệm bên một công trình nghiên cứu của bản thân và đồng đội - Ảnh: NVCC

Chị Nga chụp hình kỷ niệm bên một công trình nghiên cứu của bản thân và đồng đội - Ảnh: NVCC

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, nếu học sinh học thiết kế một website thì cái chúng ta truyền đạt cho các em không chỉ dừng ở việc trang web đó hoạt động đúng chức năng như người lập trình mong muốn.

Chúng ta còn cần phải giúp các em biết được cách làm ra một trang web có tính thẩm mỹ, giao diện dễ dàng sử dụng, thân thiện cho mọi người. Tương tự, nghệ thuật sẽ giúp các em phát huy trí tưởng tượng, rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Ngày hội STEAM: Hơn 500 học sinh trải nghiệm các hoạt động đặc sắcNgày hội STEAM: Hơn 500 học sinh trải nghiệm các hoạt động đặc sắc

12 quầy với đa dạng các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật, thể thao… tại Ngày hội STEAM thu hút hơn 500 học sinh và phụ huynh tham gia.

Xem thêm: mth.98533900041013202-hnis-coh-nag-ned-maets-cud-oaig-aud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa giáo dục STEAM đến gần học sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools