vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp tuần qua: Coteccons ra nước ngoài; VinFast đến Ấn Độ; FPT Retail mở trung tâm tiêm chủng

2023-10-15 10:59

Coteccons thành lập công ty con tại nước ngoài

HĐQT Coteccons vừa ra quyết định thành lập công ty Coteccons Constructions Inc. để thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng, với mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ xây dựng tại thị trường nước ngoài.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài bằng tiền mặt. Vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu và không sử dụng vốn vay.

HĐQT Coteccons công bố kế hoạch đầu tư ra nuwocs ngoài, bằng hình thức thành lập công ty con. ảnh 1

HĐQT Coteccons công bố kế hoạch đầu tư ra nuwocs ngoài, bằng hình thức thành lập công ty con.

Động thái trên của Coteccons nằm trong kế hoạch của Ban lãnh đạo. Cụ thể, vào tháng 08/2023, ông Christopher Senekki được phân công đảm nhận nhiệm vụ mới là nghiên cứu mở rộng kinh doanh của Coteccons và các công ty con ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, ông Christopher Senekki cũng được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc tại Công ty TNHH Covestcons (công ty con của CTD).

Trước đó, ông Christopher Senekki giữ chức Phó tổng giám đốc Coteccons và được miễn nhiệm ngày 25/08 để đảm nhận nhiệm vụ mới tại Covestcons.

Theo Báo cáo thường niên 2022, Coteccons cho biết để đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, Coteccons tăng cường hoạt động trên các lĩnh vực sản phẩm - dịch vụ khác, tiêu biểu là mảng pre-cast. Biệt đội về pre-cast của Coteccons đã tiến hành nhiều nghiên cứu, khảo sát cả trong nước lẫn nhiều thị trường nước ngoài.

Tính tới ngày 30/06/2023, CTD có 2 công ty con trực tiếp và 5 công ty con gián tiếp, chưa có doanh nghiệp nào nằm ở nước ngoài.

VinFast muốn mua lại nhà máy của Ford ở Ấn Độ

Hãng xe điện biểu tượng của Việt nam đang lên kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất ở Ấn Độ như một phần trong chiến lược mở rộng.

Theo nguồn tin từ Autocar India, VinFast đang cân nhắc mua lại nhà máy của Ford ở Chennai (Ấn Độ) vì sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với việc đầu tư mới hoàn toàn.

Theo nguồn tin từ Autocar India, VinFast đang cân nhắc mua lại nhà máy của Ford ở Chennai (Ấn Độ). ảnh 2

Theo nguồn tin từ Autocar India, VinFast đang cân nhắc mua lại nhà máy của Ford ở Chennai (Ấn Độ).

Việc cân mua lại nhà máy của Ford ở Ấn Độ cũng phù hợp với nỗ lực mở rộng hoạt động của VinFast. Họ sẽ tận dụng các nhà máy sẵn có để nâng công suất sản xuất và tận dụng nhu cầu ngày càng tăng ở xứ sở cà ri.

Hiện tại thương vụ này chỉ mới ở giai đoạn đầu và là một trong những phương án đang được VinFast xem xét.

Nhà máy của Ford tại Chennai có công suất lên tới 210.000 chiếc/năm. Theo nguồn tin từ Autocar India, xét trong bối cảnh nhu cầu xe điện ở Ấn Độ, VinFast muốn chọn một nhà máy có công suất thấp hơn để phù hợp với giai đoạn hiện tại của thị trường xe điện Ấn Độ. Tuy nhiên, kế hoạch mua lại nhà máy của Ford có thể giúp hãng xe điện Việt Nam tiết kiệm được đáng kể so với xây dựng 1 cơ sở sản xuất mới.

Trước đó, trong tháng 1/2023, Ford từng bán nhà máy Sanand tại Gujarat (Ấn Độ) cho Tata Motors với giá chưa đến 100 triệu USD.

Mới đây, VinFast cũng đã bắt đầu các hoạt động tuyển dụng nhân sự cho một số vị trí ở Ấn Độ.

Sữa Quốt tế chi 600 tỷ đồng lập công ty sữa ở Hưng Yên

HĐQT CTCP Sữa Quốc tế vừa thông qua việc góp 100% vốn thành lập công ty con là Công ty TNHH Sữa Quốc tế - Hưng Yên (IDP Hưng Yên) với vốn điều lệ 600 tỷ đồng.

Động thái này diễn ra sau khi IDP giải thể xong một công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sau 9 tháng thành lập.

IDP Hưng Yên sẽ hoạt động trong lĩnh vực chính là chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. ảnh 3

IDP Hưng Yên sẽ hoạt động trong lĩnh vực chính là chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

IDP Hưng Yên sẽ hoạt động trong lĩnh vực chính là chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Trụ sở của Công ty đặt tại đường N2A, khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

HĐQT Sữa Quốc tế bổ nhiệm ông Tô Hải (sinh năm 1973) giữ chức vụ Chủ tịch Công ty IDP Hưng Yên, đồng thời cũng là người đại diện sở hữu 70% phần vốn góp của IDP tại công ty con này.

Bên cạnh đó, bổ nhiệm bà Đặng Phạm Minh Loan (sinh năm 1977) giữ vị trí Tổng giám đốc và bà Chu Hải Yến (sinh năm 1977) giữ vị trí Phó tổng giám đốc IDP Hưng Yên. Đây cũng là 2 người đại diện pháp luật của Công ty, trong đó bà Loan là người đại diện 30% phần vốn góp còn lại của IDP.

Đáng chú ý, cả 3 người trên đều là lãnh đạo cấp cao của Sữa Quốc tế. Trong đó, ông Tô Hải hiện là Chủ tịch HĐQT, còn bà Loan là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và bà Yến là Phó tổng giám đốc.

Hiện tại, Sữa Quốc tế đang sở hữu 3 nhà máy chế biến sữa tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Ba Vì (Hà Nội) và Khu công nghiệp Tây Bắc, Củ Chi, TP.HCM. Ngoài ra, Công ty đang tiến hành xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, với quy mô 300.000 tấn sản phẩm/năm.

Trước đó, vào tháng 5/2023, HĐQT Sữa Quốc tế đã thông qua việc giải thể một công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, là CTCP Đầu tư Green Light với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó IDP sở hữu 99.98% vốn. Công ty cho biết mục đích giải thể nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Cuối tháng 6/2023, HĐQT IDP đã thông qua việc mua phần vốn góp và góp thêm vốn tại Công ty PT Produk Susu Internasional (trụ sở tại Indonesia), hoạt động trong lĩnh vực bán buôn sữa và các sản phẩm từ sữa.

Sau khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp, IDP dự kiến góp thêm hơn 1,49 triệu USD (35 tỷ đồng) vào Produk Susu Internasional để tăng vốn điều lệ Công ty lên 1.5 triệu USD. Thời hạn góp vốn là theo quy định pháp luật của Indonesia và Việt Nam.

Thành Thành Công - Biên Hòa muốn sáp nhập công ty con vốn ngàn tỷ

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vào ngày 26/10 tại tỉnh Tây Ninh, nhằm thông qua các nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh niên độ mới, phương án phân phối lợi nhuận, phát hành ESOP...

Kế hoạch lợi nhuận niên độ 2023-2024 tăng 18%, trả cổ tức 5-7%. Đối với các chỉ tiêu tài chính, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 20.622 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi trước thuế kỳ vọng tăng 18% lên mức 850 tỷ đồng.

Tính tới ngày 30/06/2023, TTC AgriS đang có 18 công ty con trực tiếp, 12 công ty con gián tiếp và 4 công ty liên kết. ảnh 4

Tính tới ngày 30/06/2023, TTC AgriS đang có 18 công ty con trực tiếp, 12 công ty con gián tiếp và 4 công ty liên kết.

TTC AgriS dự kiến chia cổ tức niên độ 2022-2023 với tỷ lệ 4% bằng tiền mặt và/hoặc bằng cổ phiếu, tương ứng tổng chi 296 tỷ đồng.

Đồng thời Công ty sẽ chia cổ tức cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức cố định là 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên, các năm tiếp theo sẽ theo thỏa thuận giữa công ty và Quỹ đầu tư của Chính phủ Đức (DEG), nhưng không vượt quá 12%/năm (đã bao gồm cổ tức đã trả trước đó).

Công ty cũng sẽ bàn tới kế hoạch sáp nhập công ty con có vốn trên ngàn tỷ đồng.

Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa đang sở hữu các tài sản gồm hơn 4,3 triệu cổ phần do CTCP Đường Biên Hòa - Phan Rang phát hành trị giá hơn 85 tỷ đồng, 100% vốn góp tại Công ty TNHH Đường Biên Hòa - Ninh Hòa trị giá gần 1.031 tỷ đồng. Tài sản bị sáp nhập này sẽ được chuyển đổi thành tài sản của TTC AgriS theo đúng thủ tục pháp luật. Thời gian thực hiện trước 30/06/2024.

Công ty bị sáp nhập không phát hành bất kỳ trái phiếu, nghĩa vụ tài chính nào nên không phát sinh thủ tục chuyển giao trái phiếu, nghĩa vụ tài chính của Công ty bị sáp nhập cho TTC AgriS.

Trong diễn biến liên quan từ đợt xin ý kiến cổ đông bằng văn bản với thời hạn trước ngày 13/10/2023, HĐQT SBT đã trình cổ đông thông qua chủ trương chiến lược cổ phần hóa và niêm yết/tái niêm yết công ty con/công ty liên kết. Công ty cho biết kế hoạch này nhằm đầy mạnh định vị thương hiệu TTC AgriS trên phạm vi toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước,

Tính tới ngày 30/06/2023, TTC AgriS đang có 18 công ty con trực tiếp, 12 công ty con gián tiếp và 4 công ty liên kết. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng mía, sản xuất và kinh doanh đường, ngoài ra sản xuất điện…

Bán lẻ công nghệ đang trầm lắng, FPT Retail mở trung tâm tiêm chủng

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT vừa tham gia thị trường tiêm chủng bằng việc mở 5 trung tâm ở Hà Nội và TP HCM. Đây là bước đi tiếp theo của công ty với tham vọng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ.

FPT Retail vừa tham gia thị trường tiêm chủng bằng việc mở 5 trung tâm ở Hà Nội và TP.HCM. ảnh 5

FPT Retail vừa tham gia thị trường tiêm chủng bằng việc mở 5 trung tâm ở Hà Nội và TP.HCM.

Trong khi thị trường bán lẻ công nghệ đang trầm lắng do nhu cầu yếu và chịu áp lực cạnh tranh lớn, mảng dược phẩm trở thành điểm tựa cho sự tăng trưởng của Long Châu.

Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của FPT Retail cho thấy, chuỗi dược phẩm mang về cho FRT gần 7.000 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng, tăng 75% so với cùng kỳ 2022; lợi nhuận trước thuế (chưa trừ khấu hao và lãi vay) đạt 280 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Ước tính mỗi ngày, Long Châu lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Tổng tài sản của FPT Long Châu cũng tăng 53% sau 1 năm, đạt gần 4.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2023. Đây là kết quả của việc chuỗi liên tục mở rộng hệ thống cửa hàng. Tính đến cuối tháng 6/2023, hệ thống Long Châu đã nâng số lượng nhà thuốc có doanh thu lên đến 1.243 nhà thuốc, mở mới 306 nhà thuốc so với đầu năm, hoàn thành 77% kế hoạch mở mới năm 2023. Với quy mô này, Long Châu đi đầu các chuỗi dược phẩm hiện nay.

Theo ban lãnh đạo FRT, Long Châu đặt mục tiêu đưa thêm nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới khách hàng chứ không chỉ là thuốc. Đó chính là khai thác phần trên thượng tầng của lĩnh vực dược phẩm, giúp mang lại hiệu quả tăng trưởng lâu bền.

Xem thêm: lmth.208133tsop-gnuhc-meit-mat-gnurt-om-liater-tpf-od-na-ned-tsafniv-iaogn-coun-ar-snoccetoc-auq-naut-peihgn-hnaod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Doanh nghiệp tuần qua: Coteccons ra nước ngoài; VinFast đến Ấn Độ; FPT Retail mở trung tâm tiêm chủng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools