vĐồng tin tức tài chính 365

Bác yêu cầu của TK-L đòi VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng

2023-10-16 14:33

Ngày 16.10, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án phúc thẩm vụ “tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam” giữa Công ty Cổ phần truyền thông TK-L và bị đơn, Công ty cổ phần VNG (VNG).

HĐXX phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm. Theo đó, bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

VNG 'đảo chiều' trong vụ kiện bị TK-L đòi bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng - Ảnh 1.

Hình ảnh 1 trong 3 bộ phim TK-L mua khai thác độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam

Theo HĐXX phúc thẩm, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ cho thấy chưa đủ điều kiện xác định TK-L được cấp độc quyền 3 bộ phim The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch, từ đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited. Tức hợp đồng thỏa thuận cấp phép giữa Công ty Sea Yuen Limited cho TK- L đối với 3 bộ phim nói trên là vô hiệu tại thời điểm ký kết.

Năm 2018, 2019, TK–L ký hợp đồng với Công ty Sea Yuen Limited để được độc quyền phát sóng đối với 3 bộ phim trên. Song, phía nguyên đơn không chứng minh được Công ty Sea Yuen Limited có tư cách hợp pháp được quyền cấp phép cho TK–L đối với 3 bộ phim này.

Hơn nữa, quá trình tố tụng, Công ty Sea Yuen Limited, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, vắng mặt. Do đó, chưa đủ chứng cứ chứng minh Công ty Sea Yuen Limited đủ tư cách pháp nhân khi tham gia giao dịch chuyển nhượng cho TK-L độc quyền khai thác 3 bộ phim kể trên trên mọi nền tảng truyền hình trong lãnh thổ Việt Nam.

Tòa cũng cho rằng cần đặt ra vấn đề tại thời điểm TK-L ký hợp đồng với đối tác mua quyền khai thác các bộ phim thì đã được cơ quan chức năng cho nhập khẩu phim vào Việt Nam hay chưa ?. “Đây là điều kiện cần và đủ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì nguyên đơn không đủ tư cách độc quyền 3 bộ phim trên tại Việt Nam”, Chủ tọa thay mặt HĐXX tuyên án.

Trong khi đó, theo tòa, đối với bộ phim Bạch Phát Vương Phi, vi bằng chứng minh ngày bị đơn có hành vi vi phạm là 16.5.2019, nhưng ngày nguyên đơn ký thỏa thuận mua của đối tác là ngày 20.5.2019; đến ngày 30.5.2019 nguyên đơn mới được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu. Tức ngày bị đơn được cho là có hành vi vi phạm thì nguyên đơn chưa được quyền khai thác độc quyền đối với bộ phim tại Việt Nam.

Tương tự với hai bộ phim còn lại, theo HĐXX, tại thời điểm được xem xét có hành vi vi phạm của VNG (ngày lập vi bằng) thì Sea Yuen Limited không có quyền thỏa thuận với TK-L về quyền được phát hành các bộ phim.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2020, TK-L ký hợp đồng với đối tác nước ngoài (Công ty Sea Yuen Limited) được quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim: The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch trên các nền tảng truyền hình trong lãnh thổ Việt Nam.

TK-L sau đó phát hiện VNG đã khai thác 3 bộ phim trên dưới hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử www.tv.zing.vn, thuộc quyền quản lý và sở hữu của VNG.

TK-L cho rằng, VNG khai thác các tác phẩm này khi không được cho phép, gây thiệt hại nên khởi kiện yêu cầu TAND TP.HCM buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng, đồng thời VNG phải xin lỗi TK-L trên 3 tờ báo trong 3 số liên tiếp.

Tháng 9.2022, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu của TK-L, buộc VNG phải bồi thường cho nguyên đơn hơn 14,3 tỉ đồng và xin lỗi trên 3 báo. VNG sau đó kháng cáo toàn bộ bản án.


Xem thêm: mth.87105131610132581-gnod-it-341-noh-gnouht-iob-gnv-iod-l-kt-auc-uac-uey-cab/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bác yêu cầu của TK-L đòi VNG bồi thường hơn 14,3 tỉ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools