vĐồng tin tức tài chính 365

Phán quyết bất ngờ, VNG không phải bồi thường hơn 14 tỷ đồng

2023-10-17 03:43
Phán quyết bất ngờ, VNG không phải bồi thường hơn 14 tỷ đồng

Sáng hôm nay (16/10), TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh giữa nguyên đơn là CTCP truyền thông TK-L (TK- L) và bị đơn là CTCP VNG (VNG).

HĐXX nêu, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ cho thấy chưa đủ điều kiện xác định TK-L được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch.

Cụ thể, hợp đồng thỏa thuận cấp phép của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim này là vô hiệu tại thời điểm ký kết. Vào năm 2018- 2019, TK-L ký hợp đồng với Công ty Sea Yuen Limited để được độc quyền phát sóng đối với 3 bộ phim trên. Tuy nhiên, phía TK-L không chứng minh được Sea Yuen Limited có tư cách hợp pháp được quyền cấp phép cho TK-L đối với 3 bộ phim này.

Theo tòa cấp phúc thẩm, cần đặt ra vấn đề tại thời điểm TK-L ký hợp đồng với đối tác mua quyền khai thác các bộ phim thì đã được cơ quan chức năng cho nhập khẩu phim vào Việt Nam hay chưa. Đây là điều kiện cần và đủ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì nguyên đơn không đủ tư cách độc quyền 3 bộ phim trên tại Việt Nam.

HĐXX nhận định, bộ phim Bạch Phát Vương Phi, vi bằng chứng minh ngày VNG có hành vi vi phạm là 16/5/2019. Trong khi đó, ngày TK-L ký thỏa thuận mua của đối tác là ngày 20/5/2019; đến ngày 30/5/2019 TK-L mới được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu. Như vậy, ngày bị đơn được cho là có hành vi vi phạm thì nguyên đơn chưa được quyền khai thác độc quyền đối với bộ phim tại Việt Nam.

Theo đó, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

Phán quyết của tòa cấp phúc thẩm khá bất ngờ với diễn biến trước đó tại phiên tòa xử ngày 13/10 vừa qua.

Tại phiên xử ngày 13/10, đại diện VNG cho rằng, việc thỏa thuận cấp phép truyền hình số của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim trên là không hợp lệ. Bởi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Công ty Sea Yuen Limited mới nhận chuyển giao quyền đối với 3 bộ phim trên, trong khi từ năm 2018, 2019 công ty này đã ký hợp đồng cấp phép độc quyền cho TK-L.

Đối đáp tại tòa, đại diện TK-L cho biết, đối tác nước ngoài được nhận quyền chuyển nhượng trước đó chứ không phải thời điểm vào năm 2020, 2021 như VNG trình bày. Mốc thời gian vào năm 2020, 2021 là thời điểm Công ty Sea Yuen Limited thực hiện việc xác nhận với TK-L rằng đã được nhận quyền chuyển giao bộ phim chứ không phải thời điểm này mới ký hợp đồng chuyển giao.

Do hợp đồng nhận chuyển giao phim chứa bí mật kinh doanh nên phía đối tác từ chối cung cấp mà chỉ ký giấy xác nhận cho TK-L để làm bằng chứng gửi tòa.

Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM cũng nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của VNG và tuyên y án sơ thẩm.

Xem thêm: lmth.709133tsop-gnod-yt-41-noh-gnouht-iob-iahp-gnohk-gnv-ogn-tab-teyuq-nahp/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Phán quyết bất ngờ, VNG không phải bồi thường hơn 14 tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools