vĐồng tin tức tài chính 365

Cứu Đà Nẵng khỏi ngập bằng cách nào?

2023-10-17 03:56
TS Lê Hùng (bên phải) tại một chương trình bàn giải pháp chống ngập khu vực đô thị - Ảnh: NVCC

TS Lê Hùng (bên phải) tại một chương trình bàn giải pháp chống ngập khu vực đô thị - Ảnh: NVCC

6 lần mưa dị thường ở Đà Nẵng trong 10 năm

Theo TS Hùng, thống kê các năm 1979 - 2022 cho thấy trong 10 năm gần đây, đã có 6 lần xuất hiện lượng mưa đột biến ở miền Trung.

Lượng mưa trung bình tăng lên khiến các vị trí ngập cục bộ cũng sẽ tăng lên. Đỉnh điểm là trận lũ lịch sử ngày 14-10-2022 ở Đà Nẵng.

Thiên tai dồn dập những năm qua đã cho thấy hệ thống thoát nước tại Đà Nẵng và các đô thị ven biển miền Trung hiện chưa đáp ứng năng lực thoát, kể cả khi thủy triều hạ.

Theo TS Hùng, để thoát lũ tại các đô thị nói chung thì cần quan tâm tới nhiều yếu tố.

Thống kê lượng mưa tại Đà Nẵng các năm 1979 - 2022 - Ảnh: LÊ HÙNG

Thống kê lượng mưa tại Đà Nẵng các năm 1979 - 2022 - Ảnh: LÊ HÙNG

Về mặt tổng thể cần mở rộng các tuyến thoát nước chính dẫn đến cửa xả trực tiếp ra các sông, biển. Tránh quy hoạch các tuyến ống đi vòng vèo. Đặc biệt tránh dẫn nước từ vùng thấp lên nơi cao.

Khi xây dựng các công trình đường giao thông, các khu đô thị cần xem xét vấn đề thoát lũ kỹ hơn để giảm ngập phía thượng nguồn.

"Cán bộ phụ trách cấp thoát nước, hạ tầng, đô thị, xây dựng, cầu đường, phòng chống thiên tai… cần phải có kiến thức lĩnh vực thủy văn - thủy lực.

Đây là nền tảng của bài toán thoát nước cho đô thị. Đơn vị quản lý lĩnh vực này cũng cần có những người có chuyên môn sâu, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan tới rộng rãi cộng đồng", TS Hùng nói.

Cứu Đà Nẵng khỏi ngập cách nào?

Theo dõi bản đồ ngập tại đô thị Đà Nẵng thời gian qua có thể thấy các điểm ngập đa phần nằm ở vùng trũng thấp, hệ thống tiêu thoát bố trí chưa hợp lý.

Để hạn chế ngập thì Đà Nẵng cần mở rộng, bố trí thêm nhiều cửa xả ra các sông như ở vị trí Hà Khê ra biển, cửa xả đoạn từ Trần Thị Lý đến công viên Châu Á…

Khu dân cư thấp trũng dọc kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - Ảnh: B.D.

Khu dân cư thấp trũng dọc kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - Ảnh: B.D.

Cần phân vùng thoát nước theo các lưu vực cho hợp lý. Có thể thấy việc dẫn nước mưa khu vực đường Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ và đường 30/4 ra kênh Đò Xu rồi đổ ra sông Cẩm Lệ là quá xa, chưa kể dẫn từ khu vực cao trình thấp lên khu vực có cao trình cao.

Tương tự như việc thoát nước về sông Phú Lộc thì nên tách hệ thống thoát nước riêng, nước thải và nước mưa. Tránh phải gom chung nước mưa về trạm làm hạn chế năng lực thoát do chảy vòng.

Cần xem xét xử lý lại các cửa xả để không tránh bị thắt cổ chai. Mặc dù hệ thống cống thượng lưu có khả năng thoát nhưng lại bị ứ đọng tại các cửa thoát dẫn đến ngập như tại các cửa thu trạm bơm Ông Ích Khiêm, trạm bơm Thuận Phước…

Nước ứ đọng chảy không kịp về bể hút nên máy bơm không thể hoạt động hết công suất.

Một trong nhiều tâm điểm ngập tại trục đường Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng - Ảnh: B.D.

Một trong nhiều tâm điểm ngập tại trục đường Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng - Ảnh: B.D.

Để giải quyết triệt để ngập úng ở Đà Nẵng thì cũng cần xem xét đánh giá kỹ các công trình thoát nước, hạ tầng kỹ thuật. Xem xét kỹ hiện trạng quy hoạch thoát nước, thoát lũ toàn thành phố.

Ngoài việc xác định số điểm ngập sau mỗi lần mưa, cần đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa lượng mưa của các khu vực là bao nhiêu.

Để tăng khả năng thoát, cần đầu tư thêm các công trình xây dựng nào theo từng giai đoạn.

Ngoài ra cần có các giải pháp ứng phó, tăng cường thông tin cảnh báo thiên tai, cảnh báo từng vị trí nguy cơ xảy ra ngập để người dân dễ nắm bắt nhất.

Sinh viên choáng váng khi Đà Nẵng ngập lụtSinh viên choáng váng khi Đà Nẵng ngập lụt

Chọn về Đà Nẵng để học và không mảy may nghĩ tới ngập lụt. Nhưng những trận lụt liên tiếp hai năm qua khiến một số sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng thực sự choáng váng.

Xem thêm: mth.47773948161013202-oan-hcac-gnab-pagn-iohk-gnan-ad-uuc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cứu Đà Nẵng khỏi ngập bằng cách nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools