vĐồng tin tức tài chính 365

Học sinh ứng xử sao khi bạn đánh nhau?

2023-10-17 11:13
Trường tiểu học và THCS Ngô Quyền (Ninh Hải, Ninh Thuận) kỷ luật, nhắc nhở học sinh đánh nhau và cả học sinh đứng coi, cổ vũ - Ảnh: THANH DUY

Trường tiểu học và THCS Ngô Quyền (Ninh Hải, Ninh Thuận) kỷ luật, nhắc nhở học sinh đánh nhau và cả học sinh đứng coi, cổ vũ - Ảnh: THANH DUY

Nhiều ý kiến cho rằng việc nhắc nhở này là cần thiết để giáo dục học sinh về sự vô cảm. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng quan trọng hơn là tuyên truyền, giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về bạo lực học đường.

* Thầy Triệu Thanh Nhàn (giáo viên Trường THPT Chợ Gạo, Tiền Giang):

Nên thông báo cho thầy cô, người lớn

Những mức kỷ luật tương ứng cho những học sinh liên quan đến những vụ bạo lực học đường là việc nên làm. Ngoài những em trực tiếp tham gia các vụ đánh nhau, theo tôi, các em có liên quan còn lại nên được chia làm hai nhóm. Một nhóm là các em cổ vũ và quay clip và nhóm còn lại là các em đơn giản chỉ đứng xem.

Với các em cổ vũ và quay clip, tôi nghĩ nên có những mức kỷ luật đáng kể, thậm chí có thể tương đương với mức kỷ luật của những bạn đánh nhau. Bởi các em không chỉ tiếp tay cho cái sai của các bạn mà còn góp phần đang lan truyền cho cái sai ấy.

Trong khi đó việc các em nên làm không phải cổ vũ hay quay clip mà trước hết là can ngăn bạn mình hoặc thông báo cho các thầy cô, người lớn có thể can thiệp kịp thời.

Với các em chỉ thuần đứng xem, tôi nghĩ nhà trường cũng không nên bỏ qua. Bởi nếu bỏ qua, các em sẽ nghĩ rằng đứng xem các bạn đánh nhau là việc làm không có gì sai. Tôi nghĩ phải nhắc nhở và đưa ra những khuyến cáo cho các em. Nếu tái phạm, các em đứng xem đánh nhau sẽ phải chịu những mức kỷ luật tiếp theo.

* Thái Thịnh (học sinh lớp 9 Trường THCS-THPT Tân Tiến, Bình Phước):

Trước hết nên nhắc nhở

Rất nên có một số biện pháp nhất định với những bạn đứng xem những hành vi bạo lực học đường. Tụ tập đứng xem mà không có động thái nào can ngăn bạn bè của mình đang đánh nhau là một biểu hiện của sự vô cảm. Hơn nữa, đám đông chứng kiến có "lời qua tiếng lại" rất dễ làm những bạn đang đánh nhau cảm thấy hăng và đánh quyết liệt hơn.

Việc nhắc nhở những bạn đứng xem để các bạn biết hành động đó là không nên. Tiếp đó, trường cũng cần hướng dẫn cho các bạn nếu chứng kiến những vụ đánh nhau giữa các học sinh như thế thì nên xử lý như thế nào, cả trong lẫn ngoài nhà trường.

Nếu lặp đi lặp lại hành vi đứng xem hoặc cổ vũ học sinh đánh nhau mới nên có những biện pháp kỷ luật cần thiết.

* Nguyễn Thị Huỳnh Anh (sinh viên năm hai Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM):

Tăng cường tuyên truyền và giáo dục

Nhắc nhở học sinh đứng xem nhưng không can ngăn, thậm chí lại cổ vũ cho các bạn đánh nhau là điều nên làm để có thể răn đe, giáo dục cho các bạn học sinh khác.

Nếu vụ việc nghiêm trọng, lặp lại, nên kỷ luật cảnh cáo, khiển trách học sinh đứng xem, đồng thời cũng nên tăng cường các biện pháp tuyên truyền và giáo dục các học sinh để phòng chống bạo lực học đường để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.

Ngoài ra tôi nghĩ nhà trường cũng nên nêu rõ nguyên nhân và mức kỷ luật đối với nữ sinh đánh bạn và những học sinh liên quan trước trường để coi đó như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bạn học sinh khác.

* Chuyên gia giáo dục IB Lance King (New Zealand):

Giáo dục học sinh cách "lên tiếng vì lẽ phải"

Nên có hình phạt áp dụng cho những người đứng xung quanh một vụ học sinh đánh nhau, đặc biệt là những bạn theo dõi và dùng cuộc đánh nhau này như "nguyên liệu" cho mạng xã hội của họ.

Mặt khác tôi nghĩ đây là dịp để dạy học sinh về tầm quan trọng của việc tích cực can thiệp vào những tình huống các em cho rằng có sự bất công hoặc bạo lực đang xảy ra.

Ở đó học sinh cần can đảm bảo vệ lẽ phải, can thiệp vào một cuộc đánh nhau khi thấy bất kỳ hành vi bắt nạt nào là điều nên làm. Việc nhìn thấy ai đó đau đớn hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt đang diễn ra cần có những hành động hòa giải thay cho những lời cổ vũ hoặc sự vô cảm.

Nhắc nhở học sinh đứng coi, cổ vũ

Ngày 16-10, ông Lê Đặng Huỳnh Sơn - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) - xác nhận hội đồng kỷ luật Trường tiểu học và THCS Ngô Quyền (xã Vĩnh Hải) đã kỷ luật, buộc tạm dừng học ở trường hai tuần và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT đối với Đ.T.T.T. (nữ sinh lớp 7 ở trường này). Ngoài ra, có 27 học sinh bị khiển trách, nhắc nhở vì có liên quan đến vụ việc.

Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Ninh Hải, đầu tháng 10-2023 trên mạng xã hội xuất hiện hai đoạn clip quay lại cảnh nữ sinh Đ.T.T.T. đánh L.T.M.T. (nữ sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Văn Linh, ở cùng xã), ngay trước "sự cổ vũ" của nhóm học sinh đang đứng xem.

Qua xác minh, nhóm nữ sinh này đang học tại Trường THCS Nguyễn Văn Linh và Trường tiểu học và THCS Ngô Quyền, cùng ở xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải). Báo cáo cho biết sau khi sự việc xảy ra, hội đồng kỷ luật của hai trường trên xác định có 26 học sinh của hai trường tham gia, chứng kiến vụ hành hung.

Trong đó hội đồng kỷ luật Trường THCS Nguyễn Văn Linh kỷ luật một học sinh mức "khiển trách", xếp hạnh kiểm loại yếu và 22 học sinh khác bị "nhắc nhở", hạ bậc hạnh kiểm. Tương tự, Trường tiểu học và THCS Ngô Quyền đã kỷ luật bốn nữ sinh, trong đó nữ sinh Đ.T.T.T. bị kỷ luật bằng hình thức tạm dừng học ở trường hai tuần.

"Việc xử lý đối với học sinh vi phạm trong vụ đánh nhau và không can ngăn là thích đáng để răn đe, giáo dục" - lãnh đạo Phòng GD-ĐT Ninh Hải nhấn mạnh.

Nhìn nhau "không thiện cảm", một nữ sinh bị bạn cùng lớp túm tóc đánhNhìn nhau 'không thiện cảm', một nữ sinh bị bạn cùng lớp túm tóc đánh

Một nữ sinh lớp 8A tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã túm tóc đánh bạn cùng lớp do mâu thuẫn 'nhìn nhau không có thiện cảm'.

Xem thêm: mth.77965259071013202-uahn-hnad-nab-ihk-oas-ux-gnu-hnis-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học sinh ứng xử sao khi bạn đánh nhau?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools