vĐồng tin tức tài chính 365

Phát điên với các nhóm chat, làm sao?

2023-10-17 16:04
Nhiều người stress vì phải tham gia quá nhiều nhóm chat - Ảnh: THE MIRROR

Nhiều người stress vì phải tham gia quá nhiều nhóm chat - Ảnh: THE MIRROR

Các chuyên gia cho rằng COVID-19 đã "tạo đà" cho việc sử dụng các nhóm chat. Điển hình ngay sau cao điểm đại dịch, ứng dụng WhatsApp ghi nhận số lượng người dùng tăng 40%.

Căng thẳng vì... nhóm chat

Tiến sĩ Lillian Nejad - nhà tâm lý học lâm sàng, tác giả của nhiều đầu sách tâm lý - cho biết nhiều khách hàng của bà thường chia sẻ nỗi lo từ những cuộc trò chuyện trong các nhóm chat. Nhiều nhất là các bạn trẻ.

Những người này nói họ bị "ngợp" và stress bởi số cuộc trò chuyện trong các nhóm chat mà họ tham gia. Nhiều người đã chọn cách tắt tiếng, tắt thông báo. Số khác muốn thoát ra vài nhóm chat nhưng lại không biết lấy lý do nào.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Sally Youdale tại Brisbane (Úc), những luồng tin nhắn ngày càng nhiều thậm chí liên tục suốt ngày trong các nhóm chat gây "choáng" cho một số người, đặc biệt là những người nhạy cảm với tình trạng quá tải. Từ đó, họ bắt đầu lo lắng nếu phải tương tác quá nhiều trong các nhóm chat.

Trong khi đó, bác sĩ tâm thần học Elias Aboujaoude tại Đại học Stanford, California cho rằng áp lực trong các nhóm chat đến từ hai phía. Một là tâm lý của chính bạn luôn thôi thúc muốn đọc tin nhắn trong các nhóm chat càng sớm càng tốt. Hai là nỗi e ngại trước kỳ vọng của những người trong nhóm chat về tốc độ bạn phản hồi tin nhắn.

Nhiều người cảm thấy chuyện không xem hoặc không trả lời tin nhắn trong các nhóm chat ngay lập tức khiến họ có cảm giác bị "bỏ lại phía sau" hoặc họ đang gián tiếp ảnh hưởng đến những người khác trong nhóm chat.

"Sự kỳ vọng và áp lực liên tục trò chuyện có thể khiến mọi người căng thẳng, đặc biệt là với những người có thiên hướng sống nội tâm", tiến sĩ Catriona Davis-McCabe - chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Úc - nhận xét.

Làm sao để hết stress vì nhóm chat?

Một số người có cảm giác bị "bỏ rơi" khỏi một số nhóm chat - Ảnh: GETTY IMAGES

Một số người có cảm giác bị "bỏ rơi" khỏi một số nhóm chat - Ảnh: GETTY IMAGES

Cũng từ các khách hàng của mình, TS Lillian Nejad nhận thấy nhiều người đang cảm thấy khá tồi tệ khi họ bị cho "ra" khỏi một nhóm chat.

Chẳng hạn, đang yên đang lành bỗng dưng nhóm chat trên WhatsApp của một nhóm người thân của Kourtney lại sinh ra thêm một nhóm chat phụ và đặt tên là "nhóm không có Kourtney". Trong nhóm chat này, nhiều người thường nói xấu sau lưng Kourtney. 

Thực tế nhiều người đã bị tổn thương khi rơi vào những trường hợp như thế.

Hoặc bạn không thích một vài người nhưng họ luôn nhắn tin sôi nổi trong nhóm chat chung. Lúc nào cũng phải nhìn thấy tin nhắn của họ khiến bạn cảm thấy bị làm phiền suốt ngày...

Theo TS Nejad, không ít người trẻ gặp rắc rối khi không biết cách ứng xử với các nhóm chat bởi không có quy tắc nào rõ ràng. Thậm chí một số người bị tổn thương do những hành vi thô lỗ trong các nhóm chat.

Để tránh rơi vào trạng thái tiêu cực do nhóm chat, TS Nejad khuyên hãy suy nghĩ đơn giản. Ví dụ bạn không được đưa vào một nhóm chat ít người hơn của một nhóm bạn thân không phải là bạn mất giá trị với nhóm bạn thân này, mà chỉ là vì có những điều không tiện cho bạn nhìn thấy.

"Suy cho cùng các nhóm chat chỉ là một kênh giao tiếp cho công việc hoặc nơi để bạn duy trì các mối quan hệ. Bản thân nhóm chat không làm tăng giảm giá trị cho các thành viên, vì thế nên học cách để chúng không can thiệp quá sâu đến sức khỏe tinh thần của bạn", bà nhấn mạnh.

TikToker lập nhóm chat để "review đàn ông" bị ném đá kịch liệtTikToker lập nhóm chat để 'review đàn ông' bị ném đá kịch liệt

Nhóm chat riêng để 'review đàn ông' được xem là cách để các cô gái Singapore cảnh báo nhau, về những đối tượng hẹn hò cần cảnh giác sắp tới.

Xem thêm: mth.23961132171013202-oas-mal-tahc-mohn-cac-iov-neid-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát điên với các nhóm chat, làm sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools