Đây được xem là nút thắt đầu tiên của mọi vấn đề về đất đai, là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và phát sinh nhiều khó khăn ở các địa phương.
Để sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, chính sách quản lý đất đai phải xây dựng theo hướng phân cấp, phân quyền, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm tới từng cấp quản lý địa phương.
Ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết cho phép UBND các tỉnh, thành phố được ủy quyền cho cấp huyện định giá đất mà không còn giới hạn về giá trị thửa đất, Mê Linh đã trở thành huyện đầu tiên của Hà Nội triển khai thực hiện ngay nhằm sớm đưa nhiều khu đất hoang vào đấu giá quyền sử dụng một cách công khai, minh bạch.
"Trước kia thành phố chưa ủy quyền cho huyện, công tác xác định giá đất mất nhiều thời gian vì còn liên quan đến nhiều sở, ngành của thành phố, mất đến 3 - 4 tháng. Hiện nếu giao về cho huyện làm thì chỉ mất khoảng nửa tháng", ông Hoàng Quốc Thịnh, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Mê Linh, Hà Nội, cho biết.
Đấu giá quyền sử dụng đất hiện là nguồn thu chính của không ít địa phương, là nguồn lực lớn cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Tuy nhiên, cùng trên địa bàn Hà Nội, nhưng nhiều quận, huyện khác không thể triển khai thực hiện do chưa chưa lập xong quy hoạch. Thêm vào đó, việc định giá đất quá cao khiến chỉ tiêu thu ngân sách từ đấu giá đất của Hà Nội năm 2022 chỉ đạt 56% kế hoạch đề ra. Điều này khiến việc phân cấp ủy quyền tới cấp huyện trong xác định giá đất khởi điểm tuy là biện pháp cải cách hành chính mạnh mẽ, rút ngắn thời gian, đưa giá đất về sát với thực tế, nhưng chưa thể phát huy hiệu quả.
"Cơ bản là chúng ta chậm và nếu chậm như vậy quy hoạch cấp huyện, tức quy hoạch để giao đất, cho thuê đất cứ phải chờ quy hoạch cấp trên, thì nhiều khi mất các cơ hội đầu tư", ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho hay.
"Một số địa phương, một số dự án làm rất là tốt, trong khi một số địa phương, một số dự án khác thì khá trì trệ. Do đó ở đây nó sẽ liên quan đến năng lực tổ chức thực hiện. Bên cạnh sự đôn đốc của Chính phủ, việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương là rất quan trọng", ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhận định.
Đấu giá quyền sử dụng đất hiện là nguồn thu chính của không ít địa phương, là nguồn lực lớn cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, công điện của Thủ tướng không chỉ tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mà còn tăng cường trách nhiệm tới từng cấp quản lý địa phương và đặc biệt là nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực rất lớn từ đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Doanh nghiệp BĐS kỳ vọng những vướng mắc trong quản lý đất đai sẽ được tháo gỡ sau Công điện của Thủ tướng về việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.7612930271013202-tad-gnud-us-auq-ueih-gnat-ed-cam-gnouv-og/et-hnik/nv.vtv