Chính phủ đã có động thái tích cực sự hỗ trợ cho sự phát triển của thanh toán số thông qua việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 - một sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình số hóa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và hoạt động sản xuất.
Việc người dân ngày càng ưu tiên các trải nghiệm ngân hàng số liền mạch đã thúc đẩy sự phát triển của ngành BSFI (ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm). Theo các số liệu trong năm 2022, lĩnh vực fintech của Việt Nam đã dẫn đầu trong công cuộc huy động vốn khởi nghiệp, chiếm 38% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ toàn quốc với tổng giá trị 244 triệu USD.
Xu hướng này làm nổi bật sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trên con đường trở thành trung tâm fintech tiếp theo của Đông Nam Á, nhấn mạnh sự ảnh hưởng ngày càng tăng của quốc gia này trong bối cảnh công nghệ và tài chính trong khu vực.
Mới đây nhất, Việt Nam là điểm đến mới nhất trong kế hoạch mở rộng thị trường của Silverlake Asix (SAL) - một công ty công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore - chuyên cung cấp các giải pháp fintech và ngân hàng số trong khu vực.
Ông Lê Trần Bảo Duy, Tổng giám đốc KMS Solutions chia sẻ về hai giải pháp mới cung cấp cho thị trường ngân hàng số tại Việt Nam.
Khi vào Việt Nam SAL cho biết hợp tác với KMS Solutions (Công ty công nghệ thuộc KMS Technology) nhằm tập trung vào việc phân phối hai giải pháp cho thị trường ngân hàng số Việt Nam gồm: Mobius - một nền tảng ngân hàng số thế hệ mới, tích hợp liền mạch các thành phần của ngân hàng lõi, giúp tối ưu hóa hoạt động và tăng cường hiệu suất và Symmetri, bộ giải pháp ngân hàng bán lẻ toàn diện cho phép các tổ chức tài chính đa dạng hóa các dịch vụ lấy khách hàng làm trọng tâm.
Bà Cassandra Goh, Phó Giám Đốc điều hành SAL nói "chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ các đơn vị trong ngành BFSI, tăng cường hiểu biết và kỹ năng tài chính trên khắp khu vực".
Được biết, đầu năm 2023, tập đoàn này cũng đã triển khai giải pháp ATM độc lập (Independent ATM Deployer - IAD) đầu tiên tại Malaysia, sử dụng công nghệ đám mây. Công ty fintech của Singapore này hiện đang cung cấp 40% các dịch vụ công nghệ tài chính cho 20 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Vào Việt Nam, hai doanh nghiệp thể hiện mong muốn tiếp cận ngành BFSI tại Việt Nam theo hướng linh hoạt và tập trung vào khách hàng hơn.
Chuyển đổi số và triển khai các dịch vụ tài chính số là hoạt động đang được ưu tiên thúc đẩy tại Việt Nam. Ngành ngân hàng đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt được 50% triển khai trên môi trường số, 75% thực hiện đến năm 2030. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phấn đấu, 50% người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, đến năm 2025 có 50% quyết định cho vay nhỏ lẻ... Các giải pháp công nghệ một chu trình toàn diện, rút ngắn quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân, thu gọn các bộ phận của ngân hàng trong một chu trình số đang là điểm hướng đến của các tổ chức tín dụng trong nước hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.24070608171013202-man-teiv-iat-os-gnah-nagn-gnourt-iht-nac-peit-eropagnis-hcetnif/et-hnik/nv.vtv