Người dân thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết nhờ có nghề tái chế nhôm đã mang đến cuộc sống no đủ, nhưng rồi đến nay ô nhiễm môi trường lại là vấn đề nan giải đối với vùng quê này trong suốt nhiều năm qua.
Lãnh đạo UBND xã Văn Môn cho biết hiện có khoảng 280 hộ trong thôn Mẫn Xá làm nghề tái chế cô đúc nhôm. Theo tìm hiểu của phóng viên, làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá có từ hàng chục năm trước. Thời kỳ đầu người dân chỉ làm ở quy mô nhỏ, đúc xoong nồi, nhiều năm gần đây thì đã tái chế quy mô lớn, cung cấp nguyên liệu nhôm cho cả tập đoàn, công ty sản xuất công nghiệp.
Ngày 18-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Đức Thuyên - phó chủ tịch UBND xã Văn Môn - cho hay cách đây khoảng 3 năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh về kiểm tra ước tính có khoảng 370.000 tấn xỉ thải. Số lượng xỉ thải này từ lò tái chế nhôm của các hộ dân trong làng nghề. Ngoài ra, chính quyền xã đã xử phạt cả trường hợp mang xỉ thải từ nơi khác về thôn Mẫn Xá đổ trộm.
Ông Thuyên cho biết Tỉnh ủy Bắc Ninh đã từng có nghị quyết giao UBND tỉnh làm đề án vận chuyển số xỉ thải nói trên đi xử lý, chi phí khoảng 200 tỉ đồng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa định được giá.
"Chưa định giá bao nhiêu tiền để vận chuyển, xử lý một tấn xỉ thải. Vì vậy lượng xỉ thải ngày một nhiều...", ông Thuyên nói.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm tại làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, theo ông Thuyên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có đề án, triển khai từ năm 2022 đến năm 2026 với mục tiêu khắc phục cơ bản ô nhiễm làng nghề.
Hình ảnh phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận ngày 18-10:
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Healt, ô nhiễm không khí có thể khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.