MoMo cho hay 51% người dùng trong độ tuổi này chọn MoMo làm phương thức thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia và 45,8% sử dụng để thanh toán các dịch vụ hành chính công.
Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ nên giới trẻ, đặc biệt là Gen Z, ưu tiên trải nghiệm những dịch vụ, tiện ích hiện đại.
Điều này lý giải vì sao giới trẻ tích cực sử dụng MoMo không chỉ riêng với dịch vụ công và hành chính công, mà còn trong mọi dịch vụ hằng ngày, từ mua sắm, ăn uống, giải trí, tiết kiệm, đầu tư...
Chính việc giới trẻ tích cực dùng thanh toán số nói chung và MoMo nói riêng trong cuộc sống đã và đang góp phần tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới, cũng như thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững.
Vai trò của người trẻ trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia cũng là chủ đề MoMo quan tâm và trình bày trong hội thảo "Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt" tại TP.HCM, thuộc khuôn khổ của chương trình Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM 2023 diễn ra vào ngày 17-10.
Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo - nhận định giới trẻ chính là động lực thúc đẩy chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt.
Bởi đây là nhóm người dùng hội tụ 3 yếu tố chính: khả năng tiếp thu thông tin công nghệ nhanh chóng, thường xuyên sử dụng dịch vụ trực tuyến, xu hướng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội và hướng dẫn người thân sử dụng.
"Trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là dịch vụ công, giới trẻ là nhóm người dùng chủ lực và là trụ cột trong việc phát triển lĩnh vực này. Nếu chúng ta tập trung vào khách hàng từ 18-27 tuổi, quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sẽ diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn", ông Nguyễn Bá Diệp chia sẻ.
Theo đó, để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, MoMo xây dựng hệ sinh thái hàng trăm dịch vụ, tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu hằng ngày trong cuộc sống, như chuyển/nhận tiền; dịch vụ tài chính - bảo hiểm; đặt vé du lịch - đi lại; mua vé xem phim; mua sắm thương mại điện tử; thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông; mua sắm tại siêu thị, ăn uống; đóng học phí - viện phí - dịch vụ công...
Nhờ chú trọng xây dựng các tính năng giúp mua sắm, chi tiêu thông minh, quản lý tài chính dễ dàng, MoMo đã trở thành ứng dụng fintech "đầu tay" của nhiều bạn trẻ nhất là Gen Z.
Bên cạnh đó, MoMo cũng đang tích cực hợp tác với hầu hết các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tác hàng đầu thế giới cũng như hàng triệu doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương trong nước để mở rộng các dịch vụ và sản phẩm tài chính mà giới trẻ không chỉ yêu thích mà còn sẵn lòng chấp nhận và sử dụng lâu dài.
MoMo cho biết hiện đang là kênh thanh toán đứng tốp 1 trên Cổng dịch vụ công quốc gia, chiếm 47% tổng số giao dịch trên cổng theo số liệu quý 3-2023.
So với năm 2022, thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng MoMo trong năm 2023 tăng 155% đối với mảng đóng phí và lệ phí; tăng 315% đối với mảng nộp phạt giao thông.
Đến nay, hơn 90% các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đều có thể thanh toán bằng MoMo. Hơn 4.260 trường học và 148 bệnh viện, phòng khám trên cả nước đã tích hợp phương thức thanh toán MoMo.
Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác từ năm 2022, Gojek vừa công bố đưa GoFood, tính năng đặt đồ ăn trực tuyến của hãng, lên hoạt động trên nền tảng MoMo.