Số liệu mới nhất mà Cơ quan Thống kê châu Âu công bố ngày 5/10 cho thấy, chỉ số bán lẻ tại châu Âu tiếp tục giảm 0,9% trong tháng 8 so với tháng 7. Còn nếu tính riêng các nước sử dụng đồng tiền chung Euro, tiêu dùng sụt giảm 1,2%.
Đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhập khẩu của thị trường châu Âu đối với hàng dệt may, giày dép, đồ thể thao và thủy hải sản tiếp tục suy giảm, nhưng rau quả, gia vị, cà phê… vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng.
Lạm phát hạ nhiệt trong những tháng qua, nhưng người tiêu dùng châu Âu vẫn thận trọng khi chi tiêu. Lượng hàng hóa bán lẻ sau khi tăng nhẹ trong tháng 7 đã quay đầu giảm vào tháng 8. Đối với sản phẩm dệt may, giày dép, đồ thể thao, đồ điện tử…, giá bán đã không tăng đáng kể, kể cả trong giai đoạn lạm phát ở mức rất cao. Tuy nhiên, giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt đã buộc người châu Âu phải cắt giảm những khoản chi không cấp thiết.
Người dân mua hàng hóa tại một khu chợ ở Nice, Pháp. (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)
"Một loạt các cửa hàng bán đồ thời trang tầm trung đã phá sản. Người Pháp ngày càng hạn chế đi ăn bên ngoài. Đó là dấu hiệu cho thấy chi tiêu cho hàng hóa không thiết yếu đang suy giảm, cả trong quần áo, nước hoa, cũng như làm tóc", ông Alexandre Mirlicourtois, chuyên gia kinh tế, cho biết.
Ngoài chuyện tiết kiệm chi tiêu, còn là xu hướng tiêu dùng, giảm mua sản phẩm vật chất, tăng chi cho du lịch, trải nghiệm. Ý thức tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường cũng là yếu tố kìm hãm chỉ số bán lẻ tại châu Âu.
"Hiện nay EU đang đẩy mạnh nhiều đến ý thức tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững. Theo đó, các hàng hóa được khuyến khích là tiêu dùng hàng lâu bền hơn, hạn chế hàng thời trang và các hàng hóa hỏng thì phải sửa chữa, chứ không phải như trước đây là họ khuyến khích hỏng là bỏ đi và mua mới để kích thích sản xuất, nhưng bây giờ hướng đến bền vững, giảm rác thải ở bất cứ hình thức nào, nên cũng tác động phần nào đến hành vi tiêu dùng của một số bộ phận người dân", ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên minh châu Âu và Vương quốc Bỉ, cho hay.
Khó khăn lúc này chủ yếu là đối với nhóm hàng tiêu dùng tầm trung. Đồ xa xỉ cao cấp vẫn tăng trưởng tốt, các cửa hàng giá rẻ cũng đông khách hơn. Các thương hiệu tầm trung đang phải tìm cách định hình lại cho phù hợp với hành vi tiêu dùng mới của người châu Âu.
VTV.vn - Xu hướng chuyển đổi xanh mạnh mẽ đang được chứng kiến không chỉ ở hoạt động sản xuất kinh doanh của châu Âu, mà còn ở cả thói quen ăn uống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.12133005191013202-ueit-ihc-gnort-naht-nav-ua-uahc-iougn-teihn-ah-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv