‘Sau khi tốt nghiệp, những gì mà học sinh đối mặt không chỉ gói gọn trong chuyện học hành. Vì thế, trường học cần giúp học sinh xây dựng được những năng lực, phẩm chất để sẵn sàng đương đầu bất kỳ môi trường nào’.
Đó là góc nhìn của thầy Jon Standen - hiệu trưởng Trường Quốc tế Úc (TP.HCM) - về những gì giáo dục toàn diện sẽ phải trang bị cho người học trong một thế giới đa văn hóa và luôn những thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
* Thời gian gần đây, nhiều người hay nhắc đến "giáo dục toàn diện" như một triết lý giáo dục hiện đại đang được áp dụng ở Việt Nam. Khái niệm "giáo dục toàn diện" nên được hiểu như thế nào, thưa ông?
- Nhiều người cho rằng môi trường giáo dục tốt sẽ có ở những ngôi trường giúp học sinh có được điểm số cao trong các kỳ thi, vào được những đại học top đầu. Những kỳ vọng này không sai, kết quả học thuật của các em luôn là yếu tố quan trọng khi đánh giá trường học.
Thực tế, giáo dục không chỉ dừng lại ở đó. Trường học trước hết đang nuôi dưỡng những cô cậu học sinh - những người sẽ trưởng thành, sẽ phải đi làm và sẽ chung sống cùng cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp, những gì mà các em đối mặt không chỉ gói gọn trong chuyện học hành. Vì thế, trường học cần giúp học sinh xây dựng được những năng lực, phẩm chất để sẵn sàng đương đầu bất kỳ môi trường nào.
Đó nên là trung tâm của giáo dục toàn diện. Nói cách khác, giáo dục toàn diện cần có sự kết hợp giữa giảng dạy kiến thức học thuật và việc cung cấp thêm nhiều cơ hội phát triển nhằm giúp các em luôn cân bằng kiến thức và kỹ năng, luôn có sự tự tin, độc lập, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.
* Từ triết lý đến thực tế còn một chặng đường dài. Không ít trường đưa ra triết lý giáo dục toàn diện nhưng kết quả lại không như ý. Đâu là những yếu tố sẽ quyết định thành công của giáo dục toàn diện, thưa ông?
- Một trong những yếu tố quyết định cho giáo dục toàn diện nằm ở chương trình. Chương trình có thật sự cung cấp cho người học nhiều cơ hội để khai phá tiềm năng của bản thân trên nhiều phương diện hay không?
Chẳng hạn tại Trường Quốc tế Úc (AIS), chương trình liên tục được cập nhật để duy trì sự cân bằng cho người học về tâm - trí - lực. Chúng tôi lồng ghép vào chương trình các hoạt động đa dạng từ thể thao, âm nhạc và tổ chức nhiều câu lạc bộ về nhiều lĩnh vực.
Chúng tôi tổ chức cho học sinh những chuyến đi thực tế, những chuyến cắm trại, mở rộng biên giới học tập ra ngoài khuôn viên nhà trường. Chúng tôi cũng mời những chuyên gia nổi tiếng đến trường để nói chuyện với học sinh, giúp các em mở rộng góc nhìn.
Ngoài ra, chúng tôi luôn tạo cho các em những cơ hội để được thi đấu, được tranh tài trong môi trường quốc tế. Đại hội thể thao AISA Games sắp tới là một ví dụ. Từ ngày 16 đến 18-11, AIS sẽ đăng cai tổ chức một sân chơi thể thao quốc tế cho 6 trường ngôi trường quốc tế từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Hong Kong và Việt Nam.
300 học sinh quy tụ về TP.HCM thi đấu 5 bộ môn: bóng đá, bóng ném, bóng rổ, bơi lội và tough rugby. Đây là dịp không chỉ để các vận động viên thể hiện tài năng thể thao, mà còn là cơ hội giao lưu với những người bạn bốn phương.
* Giáo dục toàn diện có thể được đo lường kết quả qua những tiêu chí nào, thưa ông?
- Thứ nhất, hãy nhìn những học sinh khi các em tốt nghiệp. Không chỉ là điểm số IB hay tấm vé vào những đại học tốp cao, mà còn là sự trưởng thành của các học sinh trên nhiều phương diện. Từ đây, họ sẽ trở thành những đại sứ của nhà trường.
Thứ hai, hãy nhìn vào các em này 10 năm sau, để xem họ đã phát triển như thế nào trong sự nghiệp? Những gì được học trong trường đã giúp các em ra sao khi vào các công ty hoặc tự khởi nghiệp? Họ cũng đã đem lại những gì cho cộng đồng? Đó là những minh chứng thuyết phục nhất cho những gì mà giáo dục toàn diện mang lại.
* Ở Việt Nam hiện đang có nhiều khái niệm về trường quốc tế. Theo ông, một trường quốc tế nên được định nghĩa thế nào?
- Trường quốc tế xuất phát nguyên thủy từ những trường tư thục phương Tây có chất lượng chương trình vượt trội. Do vậy, một trong những tiêu chí đầu tiên của trường quốc tế là phải được giảng dạy theo chương trình chất lượng đã được kiểm chứng ở các nước như Anh, Úc, Mỹ...
Tại AIS, chúng tôi giảng dạy theo 2 chương trình chính là Chương trình Tú tài quốc tế IB và Chương trình Phổ thông IGCSE của Vương quốc Anh.
Kế đó, theo tôi trường quốc tế cần thật sự tạo được môi trường đa văn hóa. Thế giới đang ngày càng gắn kết.
Không có cách nào tốt hơn giúp cho học sinh biết cách sống và làm việc trong một địa cầu đa dạng bằng việc ngay từ khi là học sinh, các em được học trong không gian đa quốc gia, đa văn hóa. Tại AIS, hiện nay học sinh từ 30 quốc gia khác nhau đang theo học.
* Với những phụ huynh đang cân nhắc chọn trường cho con, theo ông các bậc cha mẹ cần lưu ý điều gì?
- Chọn trường cho con là một trong những quyết định quan trọng nhất với nhiều phụ huynh. Hiện có nhiều lựa chọn trường học nói chung và trường quốc tế nói riêng. Để tìm được một trường phù hợp, theo tôi trước hết và quan trọng nhất, hãy đến trường. Hãy gặp gỡ nói chuyện với thầy cô, với đại diện Ban giám hiệu để hiểu rõ hơn về trường và về những triết lý giảng dạy.
Điển hình, Ngày hội Open Day của AIS sẽ được tổ chức vào ngày 18-11 tới đây, là dịp để phụ huynh có thể đến trường để tìm hiểu và có những cảm nhận chân thật về trường.
Phụ có thể dạo một vòng quanh một vòng khuôn viên, tham quan cơ sở vật chất, có thể quan sát không khí của các học sinh AIS học tập, vui chơi. Đại diện nhà trường cũng sẽ có mặt để giải đáp những thắc mắc cho phụ huynh.
Đặc biệt, Ngày hội Open Day được tổ chức đúng vào buổi chung kết các môn thi đấu của AISA Games. Phụ huynh hãy dành thời gian thưởng thức những màn tranh tài của các học sinh từ nhiều quốc gia tại AISA Games, để cảm nhận được niềm đam mê và hứng khởi của những vận động viên tài năng.
Qua đó, phụ huynh sẽ có thể cảm nhận được những nỗ lực theo đuổi triết lý giáo dục toàn diện mà AIS luôn tâm huyết.
* Chiến lược phát triển của AIS trong thời gian tới ra sao, thưa ông?
- Có lẽ, sẽ không có người hiệu trưởng nào khẳng định ngôi trường của mình đã hoàn hảo. Mọi ngôi trường đều luôn cần tiếp tục phát triển và tự hoàn thiện mình, hay đơn giản là không được thỏa mãn và luôn xem xét trường có thể làm gì tốt hơn?
Và mọi sự điều chỉnh đều phải cần dựa vào những góp ý của phụ huynh, học sinh. Nhà trường luôn tôn trọng và tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh để có thể đề ra những chiến lược phát triển một cách phù hợp.
Xem thêm: mth.54953207171013202-pot-coh-iad-oav-oac-meid-oc-hnis-coh-puig-ihc-iahp-gnohk-coh-gnourt/nv.ertiout