Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 23/10 giảm 270.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 100.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 70,10 – 70827 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 6,9 USD lên 1.981,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.975 USD, nhưng đã trở lại vùng 1.980 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,21 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.090 đồng/USD, giảm 20 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.420 – 24.760 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 29.900 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục đi lên và chạm gần tới gần 31.000 USD trước khi hạ nhiệt về 30.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,38 USD (-0,43%), xuống 87,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,24 USD (-0,26%), xuống 91,92 USD/thùng.
VN-Index giảm gần 15 điểm
Thị trường đã nhanh chóng trở lại sắc đỏ từ sớm với áp lực bán lan rộng với sự “cầm đầu” của nhóm VN30, chỉ số VN-Index lùi về gần 1.090 điểm và giằng co nhẹ trước khi bật hồi đôi chút về cuối phiên.
Tuy nhiên, với sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử do lực bán trên diện rộng vẫn khá lớn, thị trường đã không thể thoát khỏi phiên điều chỉnh giảm tương đối mạnh. Đồng thời, thanh khoản tiếp tục sụt giảm về mức 12.000 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 20,32 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị vẫn là mua ròng 67,54 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/10: VN-Index giảm 14,5 điểm (-1,31%), xuống 1.093,53 điểm; HNX-Index giảm 2,19 điểm (-0,96%), xuống 226,26 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,41%), xuống 85,27 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Sáu (20/10), do lo ngại về lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài tiếp tục đứng ở mức cao.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vượt ngưỡng 5% lần đầu tiên trong 16 năm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2007. Trong khi đó, lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn 30 năm đạt 8% trong tuần này, mức chưa từng thấy kể từ năm 2000.
Tính chung cả tuần, Dow Jones giảm 1,6%, S&P 500 mất 2,4%, Nasdaq giảm 3,2%.
Kết thúc phiên 20/10: Chỉ số Dow Jones giảm 286,89 điểm (-0,86%), xuống 33.127,28 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 53,84 điểm (-1,26%), xuống 4.224,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 202,37 điểm (-1,53%), xuống 12.983,81 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống dưới mốc tâm lý quan trọng 31.000 điểm, khi xung đột leo thang Trung Đông khiến các nhà đầu tư lo lắng, khiến thước đo biến động sự sợ hãi tăng vọt lên mức cao nhất trong một năm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,83% xuống 30.999,55 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,75% xuống 2.238,81 điểm.
Chỉ số biến động Nikkei 225 tăng vọt lên tới 23,87 điểm, mức chưa từng thấy kể từ ngày 28/10/2022.
"Những lo ngại về căng thẳng Trung Đông có thể xấu đi sẽ tiếp tục là gánh nặng lên thị trường chứng khoán Nhật Bản", Maki Sawada, chiến lược gia tại Nomura Securities, cho biết.
Rủi ro gia tăng vào cuối tuần qua rằng cuộc chiến Israel-Hamas có thể trở thành một cuộc xung đột rộng hơn, với việc Washington cảnh báo về một rủi ro đáng kể đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực và tuyên bố triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến mới.
Tuy nhiên, các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra, khi chứng kiến các đoàn xe viện trợ bắt đầu đến Gaza, trong khi Hamas thả hai con tin người Mỹ làm dấy lên hy vọng về việc thả những người khác.
Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, theo đà giảm chung của các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại bắt nguồn từ xung đột gia tăng ở Trung Đông và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,47% xuống 2.939,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,04% xuống 3.474,24 điểm.
Nhiều yếu tố bất lợi và không chắc chắn đang diễn ra, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn của Mỹ, xung đột Trung Đông mở rộng và dữ liệu kinh tế quý III mạnh mẽ của Trung Quốc có thể được hiểu rằng sẽ dẫn đến khả năng các gói kích thích ít hơn trong quý IV, các nhà phân tích của UBS lưu ý.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc phải đối mặt với hai vấn đề thách thức cần các giải pháp khắc phục nhanh chóng là lợi suất toàn cầu cao và cuộc khủng hoảng bất động sản, Thomas Gatley, chiến lược gia Trung Quốc tại Gavekal Research nhận định.
Tâm lý thị trường còn bi quan hơn sau khi dữ liệu của Goldman Sachs cho thấy dòng vốn ngoại đã chảy ra khỏi Trung Quốc tăng mạnh lên 75 tỷ USD trong tháng 9, con số hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2016.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Trùng Cửu.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, ảnh hưởng bởi đà lao dốc của phố Wall phiên trước đó.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 17,98 điểm, tương đương 0,76%, xuống 2.357,02 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,58% và SK Hynix mất 1,74%, nhà sản xuất pin LG Energy Solution đi ngang.
Kết thúc phiên 23/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 259,81 điểm (-0,83%), xuống 30.999,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 43,77 điểm (-1,47%), xuống 2.939,29 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 17,98 điểm (-0,76%), xuống 2.357,02 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Trích lập kéo giảm lợi nhuận ngân hàng
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định: “Lợi nhuận các ngân hàng thương mại tăng trưởng kém, đồng pha với sự vận động của nền kinh tế cũng như diễn biến tương đồng với ngành ngân hàng trong khu vực”..>> Chi tiết
- Đi giữa vùng nhiễu động
Phiên giao dịch cuối tuần qua để lại nhiều cảm xúc cho các nhà đầu tư bám sàn khi VN-Index đóng cửa tăng mạnh, với mức điểm cộng thêm trên 20 điểm..>> Chi tiết
- Quan sát thị trường từ bức tranh vĩ mô
Thị trường đang ở nhịp điều chỉnh mạnh khiến tâm lý nhà đầu tư bất định, nhìn lại bức tranh vĩ mô để tìm kiếm các điểm sớm hồi phục..>> Chi tiết
- “Ánh sáng” cuối đường hầm?
Thị trường đảo chiều mạnh trong phiên giao dịch cuối của tuần, đánh dấu một tuần giao dịch biến động lớn tác động bởi tâm lý giới đầu tư..>> Chi tiết