vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ: Lãi suất cao khiến việc mua nhà trở nên đắt hơn đi thuê nhiều chưa từng thấy

2023-10-24 10:37
Mỹ: Lãi suất cao khiến việc mua nhà trở nên đắt hơn đi thuê nhiều chưa từng thấy - Ảnh 1.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay câu chuyện tranh cãi nên đi mua nhà hay thuê nhà thì rẻ hơn thường là vấn đề gây đau đầu cho nhiều nhà đầu tư cũng như hộ gia đình.

Thế nhưng giờ đây với lãi suất tăng cao, việc mua nhà trả góp đã dần trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều so với đi thuê.

Phân tích của CBRE cho thấy chi phí đi mua nhà đã cao hơn thuê nhà nhiều nhất kể từ năm 1996. Khoản thanh toán mua bất động sản thế chấp hàng tháng hiện đang cao hơn 52% so với tiền thuê nhà bình quân hàng tháng.

Cũng theo CBRE, lần cuối cùng mà mức chênh lệch giữa mua và thuê nhà lên quá cao là vào năm 2008 khi cuộc khủng hoảng bất động sản tại Mỹ bùng phát.

Mỹ: Lãi suất cao khiến việc mua nhà trở nên đắt hơn đi thuê nhiều chưa từng thấy - Ảnh 2.

Tuy nhiên ngay cả vào thời kỳ đó, mức chênh lệch cũng chỉ vào khoảng 33% cho quý II/2006 trước khi bong bóng bất động sản xì hơi.

Chuyên gia đứng đầu nhóm nghiên cứu CBRE là ông Matt Vance cho hay về lý thuyết, chi phí mua nhà thế chấp trả góp phải tương đương với mức tiền thuê trung bình hàng tháng.

Mặc dù những người mua nhà sẽ được hưởng lợi khi sở hữu hoàn toàn căn hộ và giá bất động sản tăng, nhưng chính họ cũng bỏ nhiều tiền hơn để nâng cấp và bảo dưỡng khối tài sản này so với những người đi thuê.

Những số liệu lịch sử cũng cho thấy trong khoảng năm 1996 đến giữa năm 2003, mức thanh toán mua bất động sản thế chấp hàng tháng khá tương đương với giá thuê nhà bình quân.

Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng 2008, lãi suất giảm mạnh đã khiến mức thanh toán mua nhà thế chấp hàng tháng rẻ hơn 12% so với tiền thuê nhà suốt thập niên 2010.

Bởi vậy khi lãi suất bắt đầu tăng mạnh trở lại hậu đại dịch, tình hình bắt đầu đảo ngược khi thuê nhà hiện nay lại có chi phí rẻ hơn đi mua thế chấp trả góp hàng tháng.

Tất nhiên, câu chuyện này chỉ thích hợp ở Mỹ khi việc đi thuê nhà là phổ biến và thuế thừa kế lẫn bất động sản khá cao. Với những nền kinh tế có thuế thừa kế thấp hoặc coi bất động sản là tài sản dài hạn như một số nước Châu Á thì tình hình lại hoàn toàn khác.

Tờ WSJ cho hay một ngôi nhà giá 430.000 USD với thời hạn thanh toán 30 năm, lãi suất 10% hiện sẽ phải trả 3.200 USD/tháng, tương đương thanh toán đến hơn 1,1 triệu USD cho khối tài sản này, cao hơn 60% so với mức giá thực phải trả cách đây 3 năm.

Trong khi đó, tiền thuê nhà bình quân dự kiến chỉ tăng có 22% trong cùng kỳ và được cho là rẻ hơn rất nhiều.

Về lý thuyết, sự chênh lệch về giá thuê và mức thanh toán mua nhà thế chấp hàng tháng sẽ được tự cân bằng bởi thị trường tự do. Tuy nhiên dưới tác động của lãi suất, lạm phát cùng những biến động của nền kinh tế, thị trường có thể có những diễn biến phức tạp hơn.

Cụ thể, các chủ nhà dù được hưởng lợi từ việc tăng giá bất động sản nhưng cũng khó tăng tiền thuê quá nhiều do nguồn cung dồi dào. Tình hình có rất nhiều nhà mới, chung cư mới được xây đã làm xói mòn khả năng tăng giá cho thuê.

Mỹ: Lãi suất cao khiến việc mua nhà trở nên đắt hơn đi thuê nhiều chưa từng thấy - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, nhu cầu yếu trên thị trường bất động sản khi người dân hạn chế chi tiêu, tích cực tiết kiệm tìm nơi trú ẩn tài sản suốt 2 năm qua cũng ảnh hưởng đến thị trường.

Tờ WSJ cho hay tỷ lệ nhà trống cho hộ gia đình ở Mỹ sẽ lên mức 6,25% năm 2024, cao hơn mức bình quân 15 năm là 5,8%, qua đó cho thấy sự bất ổn trên thị trường bất động sản.

Tình trạng này được cho là sẽ gây tổn hại lớn đến những nhà đầu tư tổ chức, vốn đã đổ hàng tỷ USD cho thị trường nhà cho thuê những năm gần đây.

*Nguồn: WSJ

28 tuổi có 2 bằng đại học, lương 1,4 tỷ/năm vẫn chẳng đủ tiền kết hôn hay mua nhà, tôi nhận ra: Sống hưởng thụ cùng bố mẹ dễ thở hơn!

Xem thêm: nhc.772943001420132881-yaht-gnut-auhc-ueihn-euht-id-noh-tad-nen-ort-ahn-aum-ceiv-neihk-oac-taus-ial-ym/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ: Lãi suất cao khiến việc mua nhà trở nên đắt hơn đi thuê nhiều chưa từng thấy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools