1. Đường lây khác nhau: Trẻ em có tâm lý thích chơi với vật nuôi như chuột lang, thỏ... có thể bị nhiễm vi rút đậu mùa khỉ khi tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm.
Nếu trẻ tiếp xúc gần gũi, da kề da như khi trẻ được người thân ôm ấp, nựng nịu, hôn hít, chăm sóc hoặc ngủ chung giường sẽ bị lây từ người lớn mắc bệnh.
Việc lây truyền qua nhau thai trong tử cung hoặc qua tiếp xúc trong quá trình sinh nở đã được báo cáo; trẻ tình cờ tiếp xúc với dịch cơ thể và dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh.
Ở người lớn con đường lây nhiễm chủ yếu là đường tình dục, do sự tiếp xúc trực tiếp da kề da, trong đó những người đồng tính nam chiếm 89%.
2. Các tổn thương và các triệu chứng khác nhau. Ở trẻ em các mụn nước chứa mủ xuất hiện nhiều ở ngực, lưng, tay chân và đôi khi ở mặt.
Còn ở người lớn, mụn nước chủ yếu thấy rất nhiều ở vùng sinh dục, hậu môn và quanh hậu môn.
3. Dấu hiệu nặng khác nhau: Ở trẻ em dấu hiệu bệnh nặng gồm: phát ban mụn nước lan tỏa rất nhanh, một số tổn thương xuất huyết hoặc hoại tử, nổi hạch to có thể gây tắc nghẽn đường thở; viêm cơ tim, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm trùng huyết hoặc may mắn khỏi bệnh nhưng có thể để lại di chứng nghiêm trọng như sẹo vĩnh viễn trên da hoặc hẹp đường thở.
Ở người lớn dấu hiệu nặng là sốt cao, đau nhức mình mẩy, rối loạn tri giác thần kinh.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) đang điều trị 20 ca đậu mùa khỉ, trong đó có 18 ca mắc hội chứng truyền nhiễm do vi rút HIV gây ra. Hiện có 2 ca diễn tiến nặng, với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, giang mai ác tính...