vĐồng tin tức tài chính 365

Diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh

2023-10-25 16:38

Số liệu trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố. Theo đó, dù canh tác sau, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng gần 70.000 ha, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích sầu riêng tăng liên tục từ 2010 đến nay. Bình quân mỗi năm, diện tích trồng sầu riêng tăng 24,5% - mức tăng trưởng rất cao. Đặc biệt, Tây Nguyên là khu vực có diện tích sầu riêng tăng nhanh nhất.

Tại diễn đàn về thực trạng và giải pháp cho ngành sầu riêng mới đây, ông Vũ Đức Côn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk - cho biết toàn tỉnh đã có hơn 28.600 ha sầu riêng. Trong số này có gần 3.000 ha trồng mới, gần 16.000 ha đang giai đoạn kiến thiết và gần 10.000 ha kinh doanh.

Theo ông Côn, vài năm tới, diện tích sầu riêng của tỉnh sẽ lên đến 30.000 ha - đây là điều đáng lo ngại đối với ngành sầu riêng ở tỉnh này vì mức độ mở rộng quá nhanh.

Vườn sầu riêng 1 ha chuyển đổi từ đất trồng lúa tại xã Tân Lập (Tân Thạnh, Long An). Ảnh: Hoàng Nam

Vườn sầu riêng 1 ha chuyển đổi từ đất trồng lúa tại xã Tân Lập (Tân Thạnh, Long An). Ảnh: Hoàng Nam

Không chỉ Đăk Lăk, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã phát đi cảnh báo trước tình trạng diện tích cây sầu riêng tại tỉnh này liên tục tăng nhanh. Đến nay, diện tích sầu riêng toàn tỉnh đạt khoảng 19.700 ha, tăng hơn 6.000 ha so với năm 2021, trong đó có hơn 10.800 ha đã cho sản phẩm. Dự kiến sản lượng niên vụ sầu riêng năm nay của Lâm Đồng đạt khoảng 115.000 tấn.

Đến 2027, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có khoảng 19.000 ha sầu riêng đến kỳ cho thu hoạch, tương ứng sản lượng khoảng 225.000 tấn, tức gấp đôi so với mức hiện nay.

Trước đó, tại miền Tây, hàng nghìn ha lúa, mít được nông dân chuyển sang trồng sầu riêng khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lo ngại nguy cơ dư cung trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt, cho rằng việc tăng diện tích một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như cung vượt quá cầu; dư thừa, dội chợ. Theo ông, nghiêm trọng hơn là tại các vùng không phù hợp như nhiễm mặn, phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu sẽ gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sầu riêng của Việt Nam. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín sản phẩm của hàng Việt nói chung. Do đó, hồi đầu năm, Cục đã gửi thông báo tới các địa phương để cảnh báo về việc phát triển "nóng" cây sầu riêng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá việc kinh doanh và sản xuất sầu riêng vẫn còn nhiều nút thắt: như việc chưa liên kết tốt giữa nhà vườn, thương lái và doanh nghiệp sản xuất; nguồn nhân lực chuẩn, thương hiệu chưa mạnh; hạ tầng chế biến chưa đáp ứng; có tình trạng cạnh tranh, chơi xấu trong thu mua. Do đó, nếu mở rộng diện tích quá nhanh, rủi ro sẽ rất lớn.

Để kiểm soát được chất lượng, thương hiệu của sầu riêng và ổn định đầu ra cho sản phẩm, Cục trồng trọt và các Sở nông nghiệp khuyến cáo người dân, doanh nghiệp không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự ý chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng...

Năm ngoái, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc với 420 triệu USD. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, khi được xuất khẩu chính ngạch, hàng Việt đã vươn lên vị trí thứ 2 (sau Thái Lan) với kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với cả năm 2022.

Đầu tháng 2, sầu riêng trái vụ của Việt Nam có giá bán tại vườn là 150.000-170.000 đồng một kg - mức cao kỷ lục. Hiện, giá sầu riêng ở vườn đã giảm so với hàng trái vụ nhưng vẫn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, dao động 50.000-95.000 đồng một kg (tùy loại).

Thi Hà

Xem thêm: lmth.5998664-hnam-gnourt-gnat-gneir-uas-gnort-hcit-neid/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools