vĐồng tin tức tài chính 365

Kẻ sát nhân 'phản bạn' ẩn mình dưới vỏ bọc cảnh sát

2023-10-26 03:35

Ngày 3/7/2002, cảnh sát thành phố Trùng Khánh nhận được tin báo có án mạng xảy ra tại nhà trọ của đôi tình nhân trẻ. Nhân chứng cho biết đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu, phát hiện một phụ nữ nằm gần cửa ra vào, một người đàn ông nằm giữa căn nhà bừa bộn.

Khi cảnh sát đến hiện trường, nạn nhân nam đã tắt thở từ lâu, nạn nhân nữ còn thoi thóp. Cô gái khi được cứu sống khai tên Thái Đan, người chết là bạn trai cô - Trịnh Phi.

Theo lời khai, chiều 2/7/2002, Đan nhận được điện thoại từ bạn học cũ tên Đặng Vũ hẹn mai chơi bài. Vũ nói sẽ rủ cả em họ đến nhà Đan. Đan và bạn trai thường xuyên chơi bài cùng Vũ nên đồng ý mà không chút nghi ngờ.

Khoảng 10h ngày 3/7, Đan mở cửa cho Vũ và em họ tên Lưu Khản. Vừa bắt đầu chơi bài, Vũ bất ngờ rút dao Đan ngồi đối diện. Phi lao tới cứu bạn gái nhưng bị Khản lấy búa tấn công.

Vũ cùng Khản lục tung ngôi nhà, lấy đi hơn 4.000 nhân dân tệ tiền mặt, điện thoại di động, trang sức và các tài sản khác rồi bỏ trốn.

Khi hai kẻ sát nhân đã rời đi, Đan sau khi giả chết đã cố bò ra phía cửa kêu cứu.

Sau khi phân tích các mối quan hệ xã hội của hai nghi phạm, cảnh sát phát hiện mẹ Khản đang mở nhà hàng lẩu ở tỉnh Sơn Đông, cả hai có thể đã trốn khỏi Trùng Khánh đến đó nương nhờ. Giữa tháng 8/2002, cảnh sát bắt được Khản ở Sơn Đông.

Trong khi thẩm vấn, Khản khai anh ta và Vũ đều vô công rỗi nghề, bị bạn gái chia tay vì nghèo nên muốn kiếm tiền nhanh chóng. Vũ đề nghị đi giết người, cướp tài sản. Hắn nói có bạn học cũ là Đan mở cửa hàng bán quần áo, chắc chắn trong nhà có tiền mặt. Bên cạnh đó, Đan qua lại thân thiết với Vũ nên sẽ không phòng bị, dễ tiếp cận để tấn công bất ngờ, cô còn sống cùng bạn trai ở nơi khá vắng vẻ, thuận tiện ra tay.

Sau khi gây án, cả hai cho rằng cả Đan và Phi đều đã chết, không còn nhân chứng nên cảnh sát sẽ khó giải quyết vụ án. Họ chia số tiền cướp được rồi ai về nhà nấy. Không ngờ Đan thoát chết, giúp cảnh sát nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Khi biết sự việc bại lộ, Vũ và Khản tự tìm đường bỏ trốn, Khản không biết anh họ trốn đi đâu.

Khản thừa nhận là một trong hai kẻ giết người, cướp tài sản; bị xét xử và thi hành án tử hình vào năm 2003.

Trong khi đó, cảnh sát Trùng Khánh vẫn không ngừng truy tìm tung tích Vũ. Qua phân tích vụ án và manh mối thu được từ nhiều kênh, họ kết luận Vũ có thể đã trốn ra nước ngoài.

Đến ngày 10/2/2003, tổ chuyên án thu được manh mối quan trọng là Vũ đã trốn sang Myanmar. Hồ sơ phạm tội của Vũ lập tức được thông báo cho cảnh sát ở tỉnh Vân Nam. Thông qua thỏa thuận hợp tác chống tội phạm xuyên biên giới giữa hai nước, cảnh sát Vân Nam liên hệ với cảnh sát phía Myanmar, đề nghị hỗ trợ điều tra.

Ngày 19/2/2003, khi xem xét hồ sơ nghi phạm, một sĩ quan tại đồn cảnh sát đặc khu số 4 ở bang Shan nhìn thấy ảnh Vũ, phát hiện rất giống giám thị trại tạm giam tên "Triệu Lực" nên lập tức báo cáo cấp trên. Sau khi bí mật xác minh danh tính và xác nhận "Triệu Lực" chính là nghi phạm giết người Đặng Vũ bị phía Trung Quốc truy nã, họ lập tức lên kế hoạch gài bẫy Vũ.

Chiều cùng ngày, đồn cảnh sát đặc khu số 4 triệu tập toàn thể cán bộ đến họp. Sau khi nhận được thông báo, Vũ đi từ nhà đến cơ quan, vừa vào phòng họp thì bị khống chế, tước súng. Khi nghe có người gọi tên "Đặng Vũ", hắn sửng sốt rồi lẩm bẩm: "Cuối cùng cũng kết thúc rồi!".

Đặng Vũ bị áp giải từ Myanmar về Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Đặng Vũ bị áp giải từ Myanmar về Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Qua điều tra, Vũ trốn về nhà sau khi gây án vào ngày 3/7. Bà Mạnh, mẹ Vũ, thấy người con trai dính nhiều máu nên truy vấn. Khi biết con giết người vì tiền, bà không đưa Vũ ra đầu thú mà đưa tiền cho con đi trốn, đồng thời nhắn nhủ cách thức liên hệ về sau.

Bà Mạnh rất cưng chiều con vì Vũ do một tay bà nuôi nấng sau khi ly hôn. Từ nhỏ, hắn có tính cách phản nghịch, hay đánh nhau và trộm cắp vặt nhưng đều được mẹ giúp giải quyết hậu quả. Dù đã ngoài 20 tuổi, Vũ vẫn được mẹ bao bọc như đứa trẻ, vừa giúp tìm việc vừa cho tiền tiêu vặt. Biết con ham cờ bạc, bà Mạnh cũng không can ngăn.

Cảnh sát nhiều lần cảnh cáo bà Mạnh phải báo cáo tung tích của con càng sớm càng tốt và thuyết phục hắn ra đầu thú, tội bao che cũng sẽ bị pháp luật trừng phạt. Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc con trai có thể bị tử hình nếu bị bắt, bà Mạnh nhất quyết che giấu.

Khi trốn đến Thượng Hải, Vũ tiêu hết sạch tiền, bèn gọi cho mẹ xin thêm. Bà Mạnh chạy vạy, gom góp 1.000 nhân dân tệ, gửi đến Thượng Hải cho con, đồng thời dặn hắn nhanh chóng trốn đến một thành phố xa xôi khác.

Sau đó, Vũ đến tỉnh Vân Nam, tìm đường vượt biên sang Myanmar. Tại Myanmar, hắn đổi tên thành "Triệu Lực", đến quán bar tìm việc, được bà chủ người Trung Quốc nhiệt tình giúp đỡ, cho hắn nơi ăn chốn ở.

Ở quán bar, Vũ làm quen với một quan chức hải quan cũng thích chơi bài. Sau khi trở nên thân thiết, Vũ được người này giới thiệu cho anh trai làm cảnh sát, giúp sắp xếp một công việc ở đồn cảnh sát đặc khu số 4, bang Shan. Nhờ chăm chỉ và khéo giao tiếp, Vũ dần được thăng chức làm giám thị trại tạm giam, là cấp trên của hơn chục cảnh sát, canh giữ hơn 300 tội phạm.

Vốn có ngoại hình bảnh bao, lại có chức vụ, Vũ được nhiều cô gái theo đuổi, sau đó kết hôn với nữ cảnh sát, sinh một con gái.

Trong phòng họp sau khi bị bắt, gặp cảnh sát phụ trách vụ án năm 2002 ở Trùng Khánh, Vũ không hề tỏ ra hối hận, thậm chí còn chửi bới Đan, đe dọa nếu thoát ra nhất định sẽ trừ khử cô. Biết khó tránh tội chết, Vũ định tự tử nhưng không thành.

Ngày 23/2/2003, Vũ bị áp giải về Trùng Khánh. Tháng 7/2003, hắn bị kết án tử hình, thi hành án ngay lập tức. Mẹ Vũ cũng phải nhận án tù vì tội bao che.

Tuệ Anh (Theo Sohu)

Xem thêm: lmth.6668664-tas-hnac-cob-ov-ioud-hnim-na-nahn-tas-ek/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kẻ sát nhân 'phản bạn' ẩn mình dưới vỏ bọc cảnh sát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools