vĐồng tin tức tài chính 365

ĐHCĐ TTC AgriS (SBT): Niên độ 2023 - 2024, tỷ lệ cổ tức dự kiến 5-7%

2023-10-26 19:31

Lãi trước thuế tăng 18%, chia cổ tức 5-7%

Kế hoạch đưa ra, niên độ 2023-2024 (từ ngày 01/07/2023 - 30/06/2024), TTC AgriS dự kiến tổng sản lượng tiêu thụ đường của Công ty sẽ giảm nhẹ và giữ vững thị phần ở các phân khúc kinh doanh.

Dự báo giá đường nội địa có thể tiếp tục tăng nhẹ cùng với đà tăng mạnh của giá đường thế giới, cũng như khả năng kiểm soát đường nhập lậu thời gian tới. Đối với các chỉ tiêu tài chính, TTC AgriS đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 20.622 tỷ đồng. Lãi trước thuế kỳ vọng tăng 18% lên mức 850 tỷ đồng.

Trước đó, kết thúc niên độ 2022-2023, doanh thu thuần của TTC AgriS đạt 24.743 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó đường vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 92%. Tuy nhiên, lãi trước thuế lại giảm 31% xuống còn 719 tỷ đồng và chỉ đạt hơn 83% kế hoạch lợi nhuận cả niên độ (850 tỷ đồng).

Lãi ròng giảm tới 39% về mức 537 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng từ mặt bằng lãi suất thị trường cũng như chi phí lãi vay tăng mạnh. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức niên độ 2022-2023 với tỷ lệ 4% bằng tiền mặt và/hoặc bằng cổ phiếu, tương ứng tổng chi 296 tỷ đồng. Bước sang niên độ 2023 - 2024, tỷ lệ dự kiến từ 5% - 7%/mệnh giá.

Phát biểu tại ĐHCĐ thường niên - niên độ 2023-2024, bà Huỳnh Bích Ngọc, Chủ tịch TTC AgriS cho biết, năm 2023 Công ty đã chủ động triển khai Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp - định hướng thị trường, định hướng sản phẩm thúc đẩy tư duy kinh tế nông nghiệp.

TTC AgriS tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm thông minh, bền vững, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

"Trước tình hình nguồn cung đường toàn cầu được dự đoán sẽ thiếu hụt trong niên độ 2023-2024, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây ra bởi hiện tượng El Nino, làm giảm sản lượng, chất lượng mía và làm chậm tiến độ thu hoạch, tác động tiêu cực đến sản lượng đường toàn thế giới, nhưng đây sẽ là cơ hội và cả thách thức cho TTC AgriS trong niên độ 2023-2024, Công ty đã định hướng và xây dựng toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm về giải pháp - dịch vụ - công nghệ - bền vững", bà Ngọc nói.

Cũng theo bà Ngọc, HĐQT TTC AgriS cũng đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cho niên độ mới. Cụ thể, nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển đổi thành công sang “Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp: sản xuất - xuất nhập khẩu - thương mại dịch vụ nông nghiệp”, triển khai đồng bộ tại các quốc gia Việt Nam, Australia, Singapore, Lào, Campuchia, hướng đến việc tối đa hóa giá trị cho các đối tác tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp bền vững của Công ty.

Nhiệm vụ thứ hai là mở rộng hệ sinh thái các sản phẩm năng lượng có giá trị dinh dưỡng cao, tận dụng các loại cây chủ lực như mía, dừa, chuối, gạo…, tốt cho sức khỏe, giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng - trên nền tảng tương tác chung, đa chiều, xuyên suốt về truy xuất nguồn gốc, dinh dưỡng và trao đổi.

Nhiệm vụ sau cùng và xuyên suốt cho niên độ 2023-2024 được bà Ngọc cho biết đó là với mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2035, TTC AgriS khai mở chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững toàn cầu, mang lại lợi ích cho các bên liên quan, cùng ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới.

Sáp nhập công ty con

ĐHCĐ TTC AgriS cũng đã thông qua phương án phát hành 37 triệu cổ phiếu ESOP (tương ứng 5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) cho các thành viên HĐQT, ban Tổng giám đốc, nhân viên chủ chốt. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, thấp hơn 26% so với giá SBT chốt phiên 6/10 là 13.550 đồng/cp. Thời gian phát hành trước 30/6/2024. Số vốn thu được sẽ dùng bổ sung hoạt động kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua việc sáp nhập Công ty TNHH MTV Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa. Công ty bị sáp nhập có vốn điều lệ hơn 1.116 tỷ đồng, do TTC AgriS nắm 100% vốn điều lệ. Địa chỉ trụ sở công ty con này trùng với địa chỉ của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) tại quận Tân Bình, TP. HCM.

Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa đang sở hữu các tài sản: hơn 4,3 triệu cổ phần do CTCP Đường Biên Hòa - Phan Rang phát hành trị giá hơn 85 tỷ đồng, 100% vốn góp tại Công ty TNHH Đường Biên Hòa - Ninh Hòa trị giá gần 1.031 tỷ đồng. Tài sản bị sáp nhập này sẽ được chuyển đổi thành tài sản của TTC AgriS theo đúng thủ tục pháp luật. Thời gian thực hiện trước 30/6/2024. Công ty bị sáp nhập không phát hành bất kỳ trái phiếu, nghĩa vụ tài chính nào nên không phát sinh thủ tục chuyển giao trái phiếu, nghĩa vụ tài chính của công ty bị sáp nhập cho TTC AgriS.

Thảo luận:

Trong phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng, SBT đưa ra giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phần trong khi hiện nay giá cổ phiếu SBT dao động trên thị trường chỉ quanh mức 13.000-14.000 đồng/cổ phiếu. Vậy lý do gì công ty quyết định bán giá 12.000 đồng/cổ phiếu?

Ngày 03/10, HĐQT TTC AgriS công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua phương án phát hành hơn 148,1 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, tương ứng 20% số cổ phần đang lưu hành. Giá chào bán dự kiến là 12.000 đồng/CP, số tiền dự kiến huy động được hơn 1.777 tỷ đồng, SBT sẽ dùng toàn bộ để bổ sung nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nếu thành công, số tiền dự kiến huy động được hơn 1.777 tỷ đồng sẽ được TTC AgriS dùng toàn bộ để bổ sung nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, vốn điều lệ sẽ được nâng lên từ 7.405 tỷ đồng lên hơn 8.886 tỷ đồng. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng, TTC AgriS dự kiến thực hiện trước ngày 31/12/2024, ngay sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch HĐQT TTC AgriS: Khi đưa ra mức giá 12.000 đồng/cổ phiếu, HĐQT cũng đã có sự tính toán khá kỹ về giá trị thực của Công ty và tính toán tại thời điểm giá cổ phiếu SBT giao dịch trên thị trường ở mức 16.000 đồng/cổ phiếu. SBT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dù thị trường quốc tế lạm phát cao khiến tiêu dùng giảm, song với lương thực, thực phẩm thì không thể thiếu trong cuộc sống của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Với tình hình chính trị bất ổn, biến đổi khí hậu cùng với việc các nước lớn hạn chế xuất khẩu, TTC AgriS có phải đối mặt với rủi ro gì bởi vấn đề này không?

Ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng giám đốc TTC AgriS: Sau đại dịch Covid-19 chúng ta đã trở lại với cuộc sống thường nhật, song với tình hình địa chính trị thế giới còn có bất ổn và lạm phát cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cao và khả năng còn tăng. Điều này dẫn đến tỷ giá trong nước tăng cao; mặt bằng lãi suất trong nước cũng đã giảm, nhưng trước đó duy trì ở mức cao trong một thời gian dài từ quý III/2023 đến hết nửa đầu năm nay...

Vì thế, Công ty cũng đang cấu trúc lại nguồn vốn để cơ cấu lại nguồn vốn vay trong nước và huy động vốn từ các định chế tài chính quốc tế để giải quyết được bài toán chi phí, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.

Chuỗi giá trị nông nghiệp của TTC AgriS xuất hiện hơn 40 sản phẩm nước dừa. Điều gì hấp dẫn TTC AgriS khi quyết định phát triển thêm mảng dừa và Công ty có định hướng như thế nào về tiềm năng tăng trưởng của các sản phẩm này?

Bà Đặng Huỳnh Ức My: Việc gia tăng thêm sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, việc đem các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thị trường thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và kể cả cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài khi muốn thưởng thức các sản phẩm của quê hương. Đồng thời, khi xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường quốc tế, TTC AgriS nhận về USD nên mang lại hiệu quả tích cực.

TTC AgriS luôn bám sát định hướng là một doanh nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững. Vậy công ty đã làm gì để các bên liên quan, đặc biệt là người nông dân cùng tham gia vào sự phát triển bền vững này?

Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT TTC AgriS: Chúng tôi luôn hướng đến định hướng phát triển bền vững, do đó Công ty luôn chú trọng phát triển thêm các sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Mới đây, Công ty cũng đã hoàn tất nhà xưởng sản xuất nấm cũng như gia tăng các sản phẩm từ nước mía và dừa... hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm sạch tới cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Cơ hội và thách thức đối với Công ty trước bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn hiện nay là những gì?

Ông Nguyễn Thanh Ngữ: Trước bối cảnh thị trường có nhiều biến động hiện nay thì khó khăn và thách thức là khó tránh, song bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội để Công ty có cơ sở hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 2,4 triệu tấn/năm, trong khi tổng sản lượng đường từ mía sản xuất chỉ mới đáp ứng được khoảng 800 tấn. Do đó, cơ hội cho sản lượng đường thương mại còn lớn.

Xem thêm: lmth.965233tsop-7-5-neik-ud-cut-oc-el-yt-4202-3202-od-nein-tbs-sirga-ctt-dchd/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“ĐHCĐ TTC AgriS (SBT): Niên độ 2023 - 2024, tỷ lệ cổ tức dự kiến 5-7%”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools