Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới do Liên Hợp Quốc, những cơn gió ngược từ lạm phát, sự ảm đạm của thương mại, cuộc đua nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương, xung đột địa chính trị… đã và đang khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu suy giảm.
Theo đó, FDI toàn cầu giảm 12% trong năm 2022, xuống còn 1.300 tỷ USD. Vậy làm sao để thu hút nguồn vốn FDI chất lượng và bền vững là câu hỏi được đặt ra tại Diễn đàn Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - Đông Nam Á diễn ra chiều 26/10.
Năm 2022, dòng vốn FDI chảy vào khu vực Đông Nam Á (ASEAN) chiếm 17% lượng vốn FDI toàn cầu, đạt hơn 224 tỷ USD.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đầu tư mới như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế carbon, đầu tư bền vững… đã và đang được thực thi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các quy định trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống trước đây.
Bên cạnh đó, quá trình định hình các chuỗi cung ứng và sản xuất xanh cũng đang đòi hỏi các yêu cầu mới trong việc thu hút thêm dòng vốn FDI.
Hai chuỗi cung ứng được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn FDI bền vững đó là ngành công nghệ và xe điện. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Điều quan trọng nhất mà Đông Nam Á cần làm để thu hút dòng vốn FDI chất lượng và bền vững là gỡ bỏ các rào cản liên quan đến đầu tư. Đặc biệt ở đây là vốn FDI đầu tư vào các công nghệ carbon. Các Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á sẽ có 2 ngày thảo luận về vấn đề này", ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cho biết.
Hiện mỗi quốc gia tại Đông Nam Á đang ban hành những quy chuẩn thu hút vốn FDI chất lượng và xanh khác nhau, dẫn đến bức tranh không đồng đều về phân bổ nguồn vốn này.
Hai chuỗi cung ứng được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn FDI bền vững đó là ngành công nghệ và xe điện.
Singapore, Malaysia và Việt Nam là 3 nước có thành tích vượt trội ở lĩnh vực công nghệ, trong khi Indonesia và Thái Lan là 2 nước được hưởng lợi chính từ dòng vốn FDI cho lĩnh vực xe điện.
"Chúng tôi đã ký một biên bản ghi nhớ với OECD về nâng cao các tiêu chuẩn đầu tư, cách phân loại đầu tư bền vững. Đây có thể được xem là quy chuẩn mới để 10 nước thành viên ASEAN có thể xem xét khi cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI chất lượng và xanh thời gian tới", ông Bernardino Moningka Vega, Chủ tịch luân phiên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN BAC), cho hay.
Theo tính toán, dòng vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh và giảm phát thải tại Đông Nam Á chưa được bảo đảm, trong khi ước tính khu vực này cần tới 3.000 tỷ USD đến năm 2030 cho các dự án về năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng… Do vậy, triển vọng hợp tác, đầu tư giữa OECD và Đông Nam Á là rất lớn.
VTV.vn - Theo OECD, tăng trưởng toàn cầu vẫn ở mức "dưới trung bình", giảm xuống còn 2,7% trong năm 2024.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.39035023262013202-a-man-gnod-dceo-ut-uad-cat-poh-yad-cuht/et-hnik/nv.vtv