vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng chục dự án bất ngờ muốn mua bán điện trực tiếp, không muốn qua EVN

2023-10-27 15:15

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Trong tháng 5/2022, Bộ Công Thương đã yêu cầu đơn vị tư vấn quốc tế khảo sát đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị, tổ chức đối với các cập nhật cơ chế DPPA và chương trình thí điểm tại Việt Nam.

Qua khảo sát 95 dự án điện gió, điện mặt trời có công suất đặt 30 MW trở lên, có 67 dự án phản hồi. Trong đó, có 24 dự án (công suất đặt 1.773 MW) mong muốn tham gia thí điểm DPPA; 17 dự án (công suất đặt 2.836 MW) đang cân nhắc về điều kiện tham gia, khả năng tìm và ký hợp đồng với khách hàng. 26 dự án còn lại không có nhu cầu tham gia.

Về khách hàng sử dụng điện, sau khi sàng lọc, tư vấn đã gửi phiếu khảo sát tới 41 khách hàng, trong đó có 24 khách hàng trả lời mong muốn tham gia cơ chế DPPA với tổng nhu cầu 1.125 MW (ước tính).

Hàng chục dự án bất ngờ muốn mua bán điện trực tiếp, không muốn qua EVN - 1

Mục tiêu của cơ chế DPPA là đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sạch, thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và là bước cần thiết để chuyển sang vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (Ảnh: IT).

Theo Bộ Công Thương, đối với trường hợp mua bán điện thông qua đường dây tư nhân kết nối trực tiếp (không thông qua lưới điện quốc gia), việc thực hiện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai. Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn các đơn vị theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, cơ chế DPPA trong trường hợp thực hiện mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia vẫn còn khá rắc rối. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo. Để đảm bảo cơ sở pháp lý, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án về hình thức ban hành cơ chế DPPA, cụ thể:

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp về việc có thể đưa quy định về cơ chế DPPA vào Luật Điện lực. Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế này sẽ phụ thuộc vào thời hạn ban hành và hiệu lực thi hành của Luật Điện lực sửa đổi. Hiện nay, Luật Điện lực đang trong quá trình đề xuất sửa đổi (dự kiến ban hành năm 2025, dự kiến hiệu lực năm 2026).

Phương án 2: Thực hiện quy định tại Điều 70 Luật Điện lực, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định quy định thực hiện cơ chế DPPA.

Trường hợp Điều 70 Luật Điện lực không đáp ứng là căn cứ để ban hành nghị định của Chính phủ, có thể cân nhắc báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, ban hành nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Sau khi xem xét chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng xem xét quyết định ban hành cơ chế DPPA theo hình thức nghị định của Chính phủ.

Xem thêm: mth.08405351172013202-nve-auq-noum-gnohk-peit-curt-neid-nab-aum-noum-ogn-tab-na-ud-cuhc-gnah/hnaod-hnik/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Kinh doanh

“Hàng chục dự án bất ngờ muốn mua bán điện trực tiếp, không muốn qua EVN”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools