vĐồng tin tức tài chính 365

Giảng viên có bài báo quốc tế: thưởng ngay; bài bị gỡ bỏ: trường không biết

2023-10-28 08:47
Nhóm nghiên cứu của Khoa điện - điện tử, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện các thí nghiệm cho bài báo quốc tế - Ảnh: NGUYỄN NGỌC

Nhóm nghiên cứu của Khoa điện - điện tử, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện các thí nghiệm cho bài báo quốc tế - Ảnh: NGUYỄN NGỌC

Hầu hết các trường, viện nghiên cứu ở Việt Nam thưởng tiền cho các bài báo căn cứ theo danh mục Scopus và ISI với tiền thưởng liên tục tăng, từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Hội đồng giáo sư các cấp cũng dựa vào hai danh mục này để tính điểm hồ sơ các ứng viên giáo sư, phó giáo sư.

Tuy nhiên, việc khen thưởng bài báo đang thực hiện một cách máy móc. Ở không ít trường, giảng viên có bài báo quốc tế là được chi tiền thưởng ngay nhưng đến khi bài báo bị rút lại hoặc gỡ bỏ nhà trường lại hoàn toàn không biết.

Hiện nay nhiều cơ quan vẫn nghiệm thu hay thưởng cho các công bố trong các nhà xuất bản có vấn đề. Hệ quả là số lượng bài đăng tại các nhà xuất bản này từ Việt Nam đang leo thang một cách chóng mặt. Việc này chắc chắn sẽ gây nên tình trạng thật giả lẫn lộn trong hệ thống khoa học và làm mất uy tín nền khoa học Việt Nam trên thế giới
GS Ngô Việt Trung

"Thượng vàng hạ cám"

TS Dương Tú (Đại học Purdue, Mỹ) nhận định chính sách đếm bài báo thưởng tiền có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Các nhà nghiên cứu chạy theo số lượng để kiếm tiền thưởng bằng cách đăng nhiều bài chất lượng kém hay chia một bài báo lớn thành nhiều bài báo nhỏ để tăng số bài. 

Một số người tìm cách đăng bài trên tạp chí săn mồi, tạp chí giả mạo để kiếm tiền thưởng nếu cơ quan chủ quản không nắm rõ chất lượng tạp chí. Một số trường thưởng tiền cho nhà nghiên cứu ở các đơn vị khác nhằm mua bài báo để thăng hạng.

Ông Tú cho rằng không nên mặc định xem một tạp chí là uy tín chỉ bằng cách căn cứ thô sơ vào danh mục Scopus hay ISI. Hai danh mục này bao gồm hàng vạn tạp chí "thượng vàng hạ cám", trong đó có không ít tạp chí đáng nghi vấn, thậm chí lẫn cả tạp chí săn mồi. 

Do đó, các danh mục này không phải chuẩn mực hay "khuôn vàng thước ngọc" bảo chứng cho chất lượng tạp chí, lại càng không phản ánh chất lượng mỗi bài báo, mà chỉ là hàng rào kỹ thuật và mặt bằng tối thiểu về chất lượng tạp chí mà thôi.

"Khá nhiều tạp chí có chất lượng đáng ngờ tìm cách lọt được vào Scopus, từ đó bắt đầu đăng bừa bãi hàng ngàn bài báo để kiếm tiền và chấp nhận bị loại khỏi Scopus ngay sau đó. 

Để hạn chế vấn nạn đăng bài trên các tạp chí đáng ngờ kiểu này, cần bịt kẽ hở bằng cách quy định trong vòng 1 hoặc 2 năm sau khi đăng bài, nếu tạp chí bị loại khỏi Scopus thì bài không được tính" - ông Tú đề nghị.

Danh sách đen

Liên quan đến việc mới đây Bộ Đại học Malaysia có công văn cấm các trường đại học công nước này tài trợ cho các công bố tại các nhà xuất bản Hindawi, Frontier và MDPI, GS Ngô Việt Trung (Viện toán học, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết đây là các nhà xuất bản mới ra đời khoảng 20 năm. 

Mô hình kinh doanh là thu tiền tác giả và quá trình phản biện có nhiều bất cập. Bài thường được nhận đăng chỉ sau hai tuần.

"Các nhà xuất bản trên còn cảnh cáo ban biên tập nhận đăng ít bài làm ảnh hưởng đến thu nhập. Đăng nhiều và phản biện như vậy thì làm thế nào đảm bảo chất lượng tạp chí được. Nhiều nhà khoa học còn nhận xét các nhà xuất bản này như những sọt giấy. 

Cũng cần nhấn mạnh rằng còn có nhiều nhà xuất bản hay tạp chí cũng giống hệt như Hindawi, Frontier và MDPI. Thậm chí, họ còn có nhiều thủ đoạn để nâng chỉ số trích dẫn cho các tạp chí của mình để lọt vào các danh mục Scopus hay ISI-E" - GS Trung nhấn mạnh.

GS Ngô Việt Trung cũng cho hay theo thống kê của MDPI, họ có 6.448 bài báo ghi địa chỉ tại Việt Nam. Phí đăng bài của họ từ 1.100 đến 2.900 USD. Phần lớn các bài báo này được dùng để nghiệm thu đề tài hay xét thưởng. Có thể nói ngân sách nhà nước đã gián tiếp mất một số tiền rất lớn cho MDPI để được các sản phẩm đáng ngờ.

Theo TS Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh), với sự giúp sức của AI, các vụ bóc phốt về công bố quốc tế sẽ ngày một nhiều và số vụ tạp chí quốc tế thu hồi bài báo, điều tra gian lận khoa học sẽ tăng chứ không giảm trên phạm vi toàn cầu. 

Trước xu thế này, các cơ quan quản lý khoa học của Việt Nam cần tìm ra cơ chế để xây dựng một "đội điều tra" (Forensics Team) chuyên điều tra các vụ nghi ngờ này nếu muốn duy trì uy tín cho các giáo sư, phó giáo sư được bổ nhiệm.

Ông Tuấn dẫn chứng thực tế tại Trung Quốc sau một thời gian bùng nổ chạy metrics (chỉ số) công bố quốc tế bài báo khoa học, nay nước này đang quay lại siết rất chặt mặt này bằng cách ra danh sách các tạp chí thuộc danh sách đen, làm danh sách các trường hợp bị nghi ngờ để điều tra. 

Các trường hàng đầu của Trung Quốc giờ chỉ ra danh sách 30 - 40 tạp chí có thể đăng (thường tỉ lệ chấp nhận 0,68 - 7%) chứ không phải vài trăm ngàn như trước nữa.

Chỉ nên thưởng bài đăng trên tạp chí danh tiếng

Tháng 6-2018, hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã khen thưởng TS.BS Vương Thị Ngọc Lan (khi đó là phó chủ nhiệm bộ môn phụ sản - Khoa y), tác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí y khoa danh tiếng hàng đầu thế giới The New England Journal of Medicine, với số tiền gần 290 triệu đồng.

Đây là mức thưởng kỷ lục cho một bài báo công bố quốc tế của một trường đại học ở Việt Nam.

Chia sẻ thêm về việc này, GS.TS Trần Diệp Tuấn - chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho hay nhà trường quy định rất chặt chẽ về khen thưởng cán bộ, giảng viên có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Mức khen thưởng dựa vào chỉ số Impact factor của bài báo.

Là một nhà khoa học có rất nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng ngành y trong nhiều năm qua, ông Hồ Mạnh Tường, trưởng Trung tâm nghiên cứu HOPE - HRC Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM), cho biết hiện ở các nước, những trường có thứ hạng cao chỉ chấp nhận một số tạp chí trong nhóm Q1, không phải tất cả.

"Các trường đại học vẫn cần có chính sách xét thưởng tác giả có bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế nhưng chỉ nên xét thưởng những bài đăng trên tạp chí uy tín, danh tiếng thế giới được xếp hạng Q1" - ông Tường nói.

Bài báo khoa học được thưởng 35 triệu đồng bị tạp chí quốc tế rút lạiBài báo khoa học được thưởng 35 triệu đồng bị tạp chí quốc tế rút lại

Một bài báo quốc tế của TS Huỳnh Văn Tiến - phó trưởng khoa công nghệ hóa học Trường đại học Công Thương TP.HCM - là tác giả đầu và các đồng tác giả Việt Nam bị rút lại. Trước đó, tác giả bài báo này được trường thưởng 35 triệu đồng.

Xem thêm: mth.61730032272013202-teib-gnohk-gnourt-ob-og-ib-iab-yagn-gnouht-et-couq-oab-iab-oc-neiv-gnaig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảng viên có bài báo quốc tế: thưởng ngay; bài bị gỡ bỏ: trường không biết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools