Theo ghi nhận của phóng viên, chưa khi nào số lượng gói tín dụng ưu đãi được các ngân hàng quảng bá, giới thiệu nhiều như hiện tại.
Sacombank cho biết vừa bổ sung gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỉ đồng với lãi suất từ 5%/năm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cuối năm.
Trong đó, với khách hàng cá nhân, ngân hàng này dành gói tín dụng 5.000 tỉ đồng cho vay phục vụ sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, lãi suất từ 6%/năm. Với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng có gói tín dụng 7.000 tỉ đồng cho vay phục vụ sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, lãi suất từ 5%/năm.
Tại HDBank, từ nay tới ngày 31-12, ngân hàng triển khai gói tín dụng 5.000 tỉ đồng dành riêng cho doanh nghiệp mới vay, lãi suất từ 6,4%/năm. Ngân hàng còn chấp nhận tỉ lệ cho vay cao dựa trên tài sản bảo đảm, phương án bảo đảm vốn vay đa dạng…
Nhiều ngân hàng tung gói lãi suất thấp nhưng cầu tín dụng vẫn thấp
Vietbank đang triển khai nhiều combo sản phẩm dịch vụ với lãi suất ưu đãi từ 5,8%/năm. Riêng khách hàng có khoản vay hiện hữu tại Vietbank, nếu đăng ký vay thêm sẽ được giảm lãi suất thêm đến 0,5%/năm.
Còn với khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác, có thể vay tại Vietbank với lãi suất chỉ từ 5,3%/năm".
Nam A Bank đã triển khai liên tiếp các đợt giảm mạnh lãi suất cho vay nhằm chia sẻ cùng doanh nghiệp và người dân; triển khai kịp thời các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Mới đây nhất, ngân hàng này thông báo giảm lãi suất cho vay đến 2,6 điểm % cho khách hàng cá nhân vay hiện hữu.
Ngân hàng Bản Việt (BVBank) cũng đang triển khai gói ưu đãi giảm lãi suất cho vay bổ sung từ 0,5 - 2 điểm % cho hoạt động sản xuất - kinh doanh; gói cho vay đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất từ 6%-7%/năm…
Dù hàng triển khai hàng loạt loạt gói tín dụng ưu đãi nhưng các ngân hàng nhìn nhận việc đẩy vốn tín dụng trong thời điểm này không dễ khi nhu cầu vay vẫn còn yếu. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân là do cầu trong nước thấp dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng, đơn hàng xuất khẩu cũng sụt giảm do cầu thế giới vẫn giảm. Bởi vậy, doanh nghiệp không sẵn sàng vay vốn,
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất các khoản vay mới đã giảm 2,2 điểm % so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm. Đến nay, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế mới đạt 6,78% so với cuối năm 2022, chưa bằng một nửa mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%-15% cả năm nay.
Xem thêm: mth.23562448092013202-gnah-nagn-cac-auc-yav-ohc-gnourt-iht-nert-al-neib-neid/et-hnik/nv.moc.dln