vĐồng tin tức tài chính 365

Nền kinh tế thêm 2,8 triệu tỷ đồng đăng ký từ doanh nghiệp trong nước

2023-10-29 12:27

Gần 150.000 doanh nghiệp rút lui trong 10 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, cả nước có hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 125.800 tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 131.600 lao động, tăng 21,7% về số doanh nghiệp, tăng 7,4% về vốn đăng ký và tăng 64,3% về số lao động so với tháng 9/2023.

So với cùng kỳ năm trước, tăng 18,5% về số doanh nghiệp, tăng 17,7% về số vốn đăng ký và tăng 71,2% về số lao động.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8,2 tỷ đồng, giảm 11,7% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 5.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 10 tháng năm 2023, cả nước có 131.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.212,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 880.000 lao động, tăng 4,7% về số doanh nghiệp, giảm 12,1% về vốn đăng ký và tăng 5,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng năm 2023 đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2023 là 2,8 triệu tỷ đồng, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp tăng vốn là 1,64 triệu tỷ đồng, giảm 41%.

Bên cạnh đó, còn có 51.900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2023 lên 183.600 doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân một tháng có gần 18.400 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 10 tháng năm nay có 1.427 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; 31.300 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,8%; hơn 99.000 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 6,4%.

Cũng trong tháng 10, có 5.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2022; có 4.898 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,1% và tăng 16,6%; có 1.501 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,2% và giảm 6,3%.

Tính chung 10 tháng năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81.000 doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 50.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,9%; 14.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn đối với DN mới thành lập

Đưa ra giải pháp phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê cho rằng, cần tận dụng hiệu quả thị trường trong nước từ cả hai phía là kích thích tiêu dùng trong nước bằng các biện pháp kích cầu tiêu dùng (miễn, giảm các loại thuế, phí như thuế VAT; tổ chức rộng khắp các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, đặc biệt trong các dịp lễ tết, cuối năm).

Bên cạnh đó, có cơ chế, chính sách gắn kết mạnh mẽ giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước… Bên cạnh đó, phát triển mạnh thương mại điện tử; tăng cường kết nối, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là hàng thiết yếu; tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…

Kinh tế vĩ mô - Nền kinh tế thêm 2,8 triệu tỷ đồng đăng ký từ doanh nghiệp trong nước

Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, cần tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ảnh: Hữu Thắng).

Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh về tháo gỡ vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung rà soát quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh (xác định rõ quy định pháp luật cụ thể còn bất cập, vướng mắc, thẩm quyền xử lý) để chủ động sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với diễn biến, tình hình mới.

Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả các dịch vụ công quốc gia; kiên quyết cắt bỏ và tuyệt đối không ban hành thêm các thủ tục hành chính không cần thiết, làm tăng chí phí, thời gian thực hiện của người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt cùng với có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phù hợp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn với khả năng hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Phát huy mạnh mẽ vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước làm vai trò kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; giữa doanh nghiệp với thị trường trong nước, quốc tế và gia tăng khả năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước khi tham gia thị trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Xem thêm: lmth.733336a-coun-gnort-peihgn-hnaod-ut-yk-gnad-gnod-yt-ueirt-8-2-meht-et-hnik-nen/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nền kinh tế thêm 2,8 triệu tỷ đồng đăng ký từ doanh nghiệp trong nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools