vĐồng tin tức tài chính 365

Israel - Hamas và cuộc chiến của ông Biden

2023-10-31 08:47
Người dân Palestine kiểm tra thiệt hại nhà cửa do các cuộc không kích từ Israel ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza, vào ngày 29-10 - Ảnh: Reuters

Người dân Palestine kiểm tra thiệt hại nhà cửa do các cuộc không kích từ Israel ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza, vào ngày 29-10 - Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp báo thường kỳ cùng ngày, người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari xác nhận các cuộc tấn công xuyên đêm, đồng thời khẳng định nước này tiếp tục triển khai kế hoạch ở Gaza như đã định với mục tiêu "quét sạch" tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine. Trước đó, Israel tuyên bố chiến dịch Gaza của Tel Aviv đã chuyển sang "giai đoạn hai".

Mỹ là tâm điểm

Số liệu mới nhất của cơ quan y tế ở Dải Gaza khẳng định xung đột Israel - Hamas đã làm chết 8.000 người Palestine. Ngoài ra, có khoảng 1,4 triệu người phải rời khỏi nơi ở và hơn 19.700 người bị thương.

Giữa lúc nguy cơ về một cuộc chiến lan rộng và một thảm họa nhân đạo đang gần kề, sự chú ý đã tập trung nhiều vào Mỹ. Nói như trang tin Vox, nhiều người xem đây là một cuộc chiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Một mặt, Mỹ luôn xây dựng hình ảnh người bảo vệ hòa bình, ổn định cho Trung Đông và thế giới. Một mặt, cá nhân ông Biden cũng là người ủng hộ nhiệt tình cho Israel.

Việc này khiến Washington nhận cái nhìn hoài nghi khi bỏ phiếu chống một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tuần qua.

Các nhà phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ hiện tranh luận về cách tiếp cận của chính quyền ông Biden.

Viện Brookings cho rằng ông Biden đã thất bại trong nỗ lực vận động cá nhân, không thuyết phục được Israel ra giải pháp hợp lý để đảm bảo tính mạng dân thường trước khi triển khai chiến dịch trên bộ ở Gaza.

Thêm vào đó, Mỹ cũng không cùng Israel đưa ra chi tiết rõ ràng về tương lai của Dải Gaza. Washington ủng hộ việc Israel tiêu diệt Hamas, nhưng "tiêu diệt Hamas" là cụm từ chưa rõ nghĩa bởi không loại trừ khả năng điều này cũng tương tự việc hủy diệt vùng đất Gaza.

Chưa kể, các cuộc tấn công của Israel đang dẫn tới biểu tình trên khắp thế giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh và ủng hộ quyền lợi của dân thường Palestine.

Cuộc chiến cũng khiến phong trào Hồi giáo nhiều nơi lân cận nổi lên, tiềm ẩn khả năng lại xảy ra một trận đánh quyết định giữa Israel với các khu vực giáp biên. Đó là kịch bản thất bại thực sự cho bất kỳ quốc gia nào muốn thể hiện vai trò lãnh đạo và cạnh tranh sức ảnh hưởng ở Trung Đông.

Một khía cạnh khác của vấn đề là cộng đồng người Do Thái đối diện nguy cơ an ninh cao. Ngay trên đất Mỹ, hôm 30-10 Trường đại học Cornell ghi nhận những mối đe dọa bạo lực nhằm vào một trung tâm Do Thái ở trường này.

Cùng ngày, giới chức Cộng hòa Dagestan, thuộc Liên bang Nga, bắt giữ 60 người trong số hàng trăm người tham gia biểu tình tấn công một sân bay ở khu vực này tối 29-10, sau khi nghe tin có một chuyến bay từ Israel đáp xuống sân bay này.

Thế khó cho phương Tây

Mỹ xem Israel là một đồng minh vô cùng đặc biệt ở Trung Đông. Nhưng trong cuộc chiến này, có thể thấy truyền thông chính thống và các cơ quan nghiên cứu ở Mỹ cũng không đồng ý với cách chính quyền ông Biden tham gia xử lý. Điều này vô tình diễn tả tình thế lưỡng nan của Mỹ trước áp lực về khía cạnh nhân đạo trong cuộc chiến này.

Lá phiếu chống lệnh ngừng bắn của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 27-10 là biểu hiện chia rẽ công khai nhất giữa cặp Israel - Mỹ với các nước phương Tây và phần còn lại. Những người ở châu Âu đã nhấn mạnh ưu tiên cho vấn đề nhân đạo, nhưng không lay chuyển được Israel.

Cuộc chiến Israel - Hamas được cho đang thử thách sự đoàn kết của phương Tây, trong bối cảnh chính quyền Mỹ chưa tạo dựng được niềm tin.

Châu Âu muốn nhấn mạnh cái gọi là giá trị của "luật pháp quốc tế". Đây là điều phương Tây sử dụng làm nền tảng lên án "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine. Nhưng hiện nay, Israel lại đang có nguy cơ vi phạm "luật pháp quốc tế" khi tiến đánh Dải Gaza.

Đài France 24 (Pháp) lưu ý thực tế hơn một năm qua, phương Tây dùng lập luận về luật pháp quốc tế để cố gắng thuyết phục nhóm Nam bán cầu (Global South - phân chia theo trình độ phát triển) phản đối Nga.

Nhưng nếu không xử lý được chuyện Israel - Hamas theo hướng ấy, nhóm Global South - gồm hầu hết các nước đang phát triển hoặc mới nổi ở châu Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin, châu Đại Dương và vùng Caribe - sẽ dễ cho rằng phương Tây đang hành xử theo kiểu "tiêu chuẩn kép".

Trong bối cảnh phương Tây lo ngại về một trật tự thế giới mới với Nga và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh sức ảnh hưởng, có thể nói kết quả cuộc xung đột Israel - Hamas tiềm ẩn khả năng "định hình" trật tự thế giới trong tương lai.

Mỹ sẽ không đưa lính tới Israel và Gaza

Trong cuộc phỏng vấn với Đài CBS phát ngày 30-10, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định Washington không có ý định gửi lính tới Israel hoặc Dải Gaza. Bà nói: "Chúng tôi chắc chắn không có ý định nào cũng không có bất kỳ kế hoạch nào về việc gửi binh lính tới Israel hoặc Gaza".

Bà Harris đồng thời kêu gọi bảo vệ dân thường, nhưng cũng tái nhấn mạnh lập trường của Mỹ rằng Israel có quyền tự vệ. "Trong hầu hết con số ước tính, ít nhất 1.400 người Israel đã chết. Israel, không cần lý do nào khác, có quyền bảo vệ chính mình.

Tổng thống Nga tố phương Tây gây ra khủng hoảng ở Trung ĐôngTổng thống Nga tố phương Tây gây ra khủng hoảng ở Trung Đông

Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho phương Tây về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nơi Israel đang ném bom Dải Gaza để cố gắng tiêu diệt Hamas.

Xem thêm: mth.83715847013013202-nedib-gno-auc-neihc-couc-av-samah-learsi/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Israel - Hamas và cuộc chiến của ông Biden”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools