vĐồng tin tức tài chính 365

'Cần cảnh giác việc cài cắm lợi ích khi xây dựng luật'

2020-10-02 19:53

Ngày 2-10, Các ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh đã gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tỉnh Tây Ninh là các lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, tôn giáo tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh đã có những phát biểu đáng chú ý với tư cách là một cử tri. Ông nguyên là ĐBQH khóa 11, 12 và nổi tiếng là Đại biểu có những ý kiến thẳng thắn, mạnh mẽ. 

'Cần cảnh giác việc cài cắm lợi ích khi xây dựng luật' - ảnh 1
Ông Nguyễn Đình Xuân- giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh, nguyên là đại biểu Quốc hội khóa 11,12. Ảnh: MINH DI

Ông nói: Trong 5 năm qua, Quốc hội đã có những đóng góp lớn trong việc đáp ứng các nguyện vọng của người dân về thực thi pháp luật, giám sát hệ thống quản lý của nhà nước và giải quyết các vấn đề bức xúc khác của xã hội. Các đại biểu đã hoạt động rất tích cực, được cử tri ủng hộ, nhất là trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid vừa qua.

Tuy nhiên, tôi muốn góp ý thêm với Quốc hội, cần phải hết sức cảnh giác với việc các cơ quan lồng ghép, cài cắm lợi ích của mình vào các văn bản pháp luật, từ luật cho đến các nghị định và thông tư, kiểu như phân chia quyền anh quyền tôi.

Ví dụ việc cấp phép xả thải cho doanh nghiệp. Thẩm quyền này trước đây thuộc Bộ TN&MT, sau này khi làm Luật thủy lợi, thẩm quyền này đã chuyển sang cho Bộ NN&PTNT, rồi bây giờ ban soạn thảo dự án Luật Môi trường lại muốn giao lại thẩm quyền cho ngành TNMT.

Trong thực tế khi tôi đi làm việc, cử tri và doanh nghiệp đã đặt vấn đề là tại sao chúng ta cứ chuyển qua chuyển lại như vậy, vì lợi ích của người dân, của doanh nghiệp hay của ngành nào đó?

Chúng ta cần phải đánh giá việc chuyển đổi thì người dân được lợi chỗ nào chứ không phải là cơ quan quản lý sẽ có những thuận lợi gì, tức là đứng từ phía người dân, từ phía doanh nghiệp để tư duy chính sách.

Một nhà máy muốn hoạt động được thì phải có giấy phép xả thải. Bây giờ Cục thủy lợi chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn nước, bao gồm nguồn nước xả thải sau xử lý của các nhà máy ra môi trường, nhưng giao thẩm quyền cấp phép xả thải cho ngành TNMT, có chuyện gì thì ai chịu trách nhiệm chính?

Chúng ta là một nhà nước, là một chính quyền, chúng ta cần có quy định phối hợp hiệu quả thay vì cứ chuyển qua chuyển lại. Chứ một hành vi xả thải mà có tới 2 cơ quan chịu trách nhiệm, các thủ tục của các doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn nhiều.

Tương tự như vậy, việc tách nhập các cơ quan ở các địa phương, chúng ta cũng phải đứng trên lợi ích của nhà nước, của nhân dân để xem rằng việc tách nhập đó tiết kiệm được bao nhiêu, giải quyết được vấn đề gì? Nếu không thì chúng ta lại hết tách ra rồi lại nhập vào, lúc tách ra chúng ta có lý lẽ rất tốt, lúc nhập vào chúng ta lại có lý lẽ tốt hơn.

Nhưng mỗi lần như vậy, ngân sách lại phải tiêu tốn một khoản đáng kể, ngoài ra còn gây rất nhiều phiền hà cho người dân. Ví dụ như việc nhập hai chi cục thuế ở hai huyện liền kề lại với nhau. Thực tế cho thấy, khi nhập lại chỉ bớt được một ông lãnh đạo thôi, nhưng nhiều người dân phải đi xa hơn, tốn xăng xe công sức đi lại.

'Cần cảnh giác việc cài cắm lợi ích khi xây dựng luật' - ảnh 2
ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh tiếp xúc cử tri  là các lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp... Ảnh: M.DI

Tôi nhận thấy ngoài bớt được một ông lãnh đạo ra thì không bớt được gì khác mà gây phiền hà quá. Vẫn là bấy nhiêu con người, với hai bộ máy như vậy. Chỉ là sự sát nhập cơ học nên gây nhiều bất cập. Cho nên mới có nhiều người dân nói vui như thế này: "Trăm năm trong cõi người ta/Chỗ nào cũng có tách ra nhập vào". 

Tôi cũng đề nghị Quốc hội liên tục, thường xuyên quan tâm đến vấn đề cắt giảm thủ tục hành chính ở tất cả các cấp, các ngành và các khâu. Có lúc chúng ta làm khá tốt, nhưng cũng có lúc, có nơi cải cách hành chính theo kiểu giảm cái này mà tăng cái khác, giảm thủ tục cấp phép nhưng các thủ tục khác tăng lên.

Ví dụ như có ngành giảm việc cấp phép cho người, doanh nghiệp nhưng lại đòi hỏi các điều kiện khác như điều kiện kinh doanh, ý kiến thẩm định v.v… làm cho doanh nghiệp mệt mỏi chứ không được hưởng lợi từ việc giảm thủ tục hành chính.

"Chúng ta phải nhận thức việc cải cách thủ tục hành chính theo đúng hướng sẽ làm tốc độ phát triển kinh tế tốt hơn, tiết kiệm chi phí xã hội, cuộc sống người dân được nâng lên. Tôi mong Quốc hội giám sát những điều này"- ông nói.

Tôi xin ghi nhận các ý kiến của anh Nguyễn Đình Xuân. Trong vấn đề cấp phép, Quốc hội sẽ còn thảo luận nữa và các đại biểu sẽ dựa trên cái nào có lợi cho người dân thì sẽ xem xét và bỏ phiếu. Chắc chắn các đại biểu sẽ đặt lợi ích người dân trên hết. 

Ông Nguyễn Mạnh Tiến- Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội 

Xem thêm: lmth.156149-taul-gnud-yax-ihk-hci-iol-mac-iac-ceiv-caig-hnac-nac/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Cần cảnh giác việc cài cắm lợi ích khi xây dựng luật'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools