vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính tiêu dùng bão hòa, dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm, tương lai nào cho FE Credit?

2020-10-03 11:54

Theo VCBS, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng ngoài ngân hàng đạt 123 nghìn tỷ đồng năm 2019 và gần như không có tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, cộng với việc số lượng khách hàng thuộc phân khúc này đã lên tới gần 10 triệu người cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn khai phá khách hàng mới. Tăng trưởng tín dụng các năm tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu thực tế tăng lên của khách hàng.

Trong cơ cấu dư nợ của FE Credit, sản phẩm cho vay tiền mặt chiếm 59% tổng dư nợ, sản phẩm cho vay thẻ tín dụng (dành cho khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và có thể dùng để rút tiền mặt) chiếm 30%, còn lại là sản phẩm cho vay mua hàng gia dụng điện tử và cho vay mua xe. 

Thị trường tài chính tiêu dùng bão hòa, dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm, tương lai nào cho FE Credit? - Ảnh 1.

Với việc quy mô thị trường các sản phẩm cho vay hàng điện máy, gia dụng và cho vay mua xe khá nhỏ, nên việc tăng trưởng tín dụng của FE Credit chủ yếu dựa vào sản phẩm cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng. Mức lãi suất trung bình của sản phẩm này khá cao, lên tới hơn 40%/năm.

VCBS cho biết, tỷ lệ tài sản xấu của FE Credit tăng nhanh. Cụ thể, trong quý 2/2020, FE Credit ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên mức 19,3% và tỷ lệ nợ tái cơ cấu theo thông tư 01 ở mức 7% dư nợ. Lượng tài sản xấu tăng nhanh khiến cho tỷ suất sinh lời của tài sản suy giảm mạnh xuống mức 32,6%. Biên lãi thuần NIM giảm xuống 26,1% từ mức 29,4% vào cuối năm 2019.

Thị trường tài chính tiêu dùng bão hòa, dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm, tương lai nào cho FE Credit? - Ảnh 2.

Với đặc tính mô hình kinh doanh tập trung vào phân khúc khách hàng rủi ro cao, FE Credit phải thực hiện trích lập mạnh mẽ với chi phí dự phòng hàng năm lên tới 15% dư nợ cho vay. VCBS cho rằng, với đặc điểm đặc thù của phân khúc, khâu thu hồi nợ là khâu rất quan trọng đối với FE Credit, có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ trích lập dự phòng của công ty và FE Credit đã thực hiện tương đối tốt ở mảng này trong quá khứ.

Tuy nhiên, luật đầu tư sửa đổi quy định cấm hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê từ 1/1/2021 có thể ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của FE Credit, khi đây hiện đang là một phương thức thu hồi nợ được sử dụng ở nhiều công ty.

Thị trường tài chính tiêu dùng bão hòa, dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm, tương lai nào cho FE Credit? - Ảnh 3.

VCBS dự phóng FE Credit có thể đạt tăng trưởng tín dụng thấp, chỉ 1% trong năm 2020. Lợi suất sinh lời của danh mục cho vay suy giảm xuống mức 34%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ tái cơ cấu chuyển thành nợ xấu cao và ảnh hưởng tới lợi nhuận của FE Credit trong vòng 2 năm. Vì vậy, VCBS cho rằng, FE Credit có thể đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 3.884 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 13,5% so với năm trước.

Còn đối với ngân hàng mẹ VPBank, công ty chứng khoán VCBS cho rằng, VPBank sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu. Với tỷ lệ nợ tái cơ cấu ở mức 10,5%, việc một phần dư nợ này không thể hồi phục và chuyển thành nợ xấu sau khi thông tư 01 kết thúc là không thể tránh khỏi. Ngoài ngân hàng mẹ thì tỷ lệ tài sản tiềm ẩn rủi ro ở công ty tài chính FE Credit cũng tăng mạnh và có thể khiến cho việc trích lập của công ty phải diễn ra mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.

PV

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.52233549030010202-tiderc-ef-ohc-oan-ial-gnout-mac-ib-euht-on-iod-uv-hcid-aoh-oab-gnud-ueit-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường tài chính tiêu dùng bão hòa, dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm, tương lai nào cho FE Credit?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools