vĐồng tin tức tài chính 365

Cần làm rõ động cơ của cô gái "bỏ bom" 150 mâm cỗ ở Điện Biên

2020-10-03 14:59

Tuy nhiên đến thời điểm tổ chức, không có bất cứ vị khách hay cô dâu, chú rể nào đến dự tiệc. Khi chủ nhà hàng nhiều lần gọi điện cho Út thì không liên lạc được nên đã trình báo sự việc lên công an.

Công an TP. Điện Biên Phủ, đã tìm được người liên quan đến vụ việc. Tại cơ quan công an, Út đã có những lời khai ban đầu. Chị này khai nhận mục đích lừa đặt nhà hàng 150 mâm cỗ để chiếm đoạt tài sản.

Trao đổi với Lao Động, luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, đây chỉ là lời khai ban đầu của chị Út, việc chị chiếm đoạt tài sản gì thì cơ quan điều tra đang tiếp tục chứng minh.

Theo luật sư Long, những thông tin nêu trên thì chưa thể nhận định được hành vi của chị Út có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản hay không. Để có thể kết luận được thì cần phải làm rõ động cơ, mục đích (muốn chiếm đoạt tài sản gì?); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và mặt chủ quan của chị Út (đã chiếm đoạt được tài sản chưa? Giá trị tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu?).

Luật sư Long nói: Mặc dù chưa chứng minh được trách nhiệm hình sự của chị Út nhưng anh Long có thể yêu cầu thanh toán giá trị 150 mâm cỗ và bồi thường thiệt hại cho mình trong trường hợp anh chứng minh được chị đã đặt 150 cỗ tại nhà hàng.

Luật sư Long cảnh báo, qua sự việc này, mọi người cũng ít nhiều rút được kinh nghiệm cho mình trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Đối với các giao dịch có giá trị lớn thì các chủ thể cần thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách cụ thể bằng văn bản, tin nhắn, ghi âm, ghi hình có âm thanh hoặc bằng miệng - có người làm chứng; cần phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện giao kết trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Thơm, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, về phương diện pháp lý, Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng đặt cỗ cưới vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng.

Nếu bên đặt hàng đã đặt hàng nhưng không thực hiện việc thanh toán và nhận hàng đã đặt thì theo pháp luật dân sự người đặt hàng đó đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của hợp đồng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, bên đặt hàng sẽ phải buộc thực hiện việc nhận và thanh toán như đã thỏa thuận. Và phải chịu thêm chi phí bảo quản và vận chuyển phát sinh nếu có.

Nếu chậm thực hiện việc nhận hàng mà hàng hóa có hư hỏng việc chậm nhận đó do lỗi của bên nhận hàng thì cũng phải chịu các chi phí phát sinh nếu có.

Xem thêm: odl.115148-neib-neid-o-oc-mam-051-mob-ob-iag-oc-auc-oc-gnod-or-mal-nac/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần làm rõ động cơ của cô gái "bỏ bom" 150 mâm cỗ ở Điện Biên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools