Ethan Harris (Bank of America Corp.) cho biết: “Chúng tôi đang phục hồi sau khi đóng cửa nhưng bây giờ chúng tôi lại đang tiến sâu hơn đến giai đoạn khủng hoảng khác”.
Tất cả những rủi ro từ sau đại dịch đã khiến các nhà đầu tư bớt lạc quan hơn so với giai đoạn đầu của dịch. Chỉ số S&P 500 (chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai trên thị trường Mỹ) đã giảm mạnh trong tháng 9 sau 5 lần tăng liên tiếp; Europe’s Stoxx 600 cũng đối diện với sự sụt giảm này.
Chính phủ các nước đã trợ cấp thu nhập - giúp các công ty trụ vững, trong khi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và đảm bảo rằng thị trường tài chính vẫn thanh khoản. Deutsche Bank AG cảnh báo về sự sụt giảm 5,9% GDP toàn cầu trong năm nay, nhưng bây giờ sự sụt giảm đã được giới hạn ở mức 3,9%.
Quay trở lại khủng hoảng?
Mặc dù có sự hỗ trợ từ chính phủ song đây cũng là mức sụt giảm sâu nhất trong nhiều năm.
Theo JPMorgan Chase & Co., kích thích tài khóa giúp tăng thêm 3,7 điểm % vào GDP toàn cầu trong năm nay, nhưng ngân hàng thương mại lại kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ lặp lại những sai lầm đã mắc phải sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và chuyển hướng sang “thắt lưng buộc bụng” . Họ cũng thực hiện các chính sách cho vay thắt chặt.
Những hi vọng về sự phục hồi hình chữ V đang ngày càng tắt dần với sự lây lan nhanh của Covid-19 nên chính phủ các nước miễn cưỡng quay trở lại tình trạng đóng cửa hoàn toàn.
Với việc doanh thu bị siết chặt, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ - dẫn đến nhiều vụ phá sản hơn và khiến các nhà cho vay thắt chặt hơn trong việc cấp tín dụng ngay cả cho các dự án khả thi. Cùng với chế độ dãn cách xã hội tồn tại càng lâu thì càng có nhiều công ty quyết định giảm nhu cầu sản xuất đối với hàng hóa – dịch vụ, kéo theo sự thu hẹp về lực lượng lao động.
Các nhà kinh tế của Bloomberg nói gì?
Nguồn tài chính cạn kiệt tại Mỹ và hiện vẫn chưa tìm ra vacxin đã tạo ra triển vọng hồi phục không chắc chắn cho nền kinh tế toàn cầu (Tom Orlik – kinh tế trưởng Bloomberg).
30/9/2020, Disney đã công bố kế hoạch cắt giảm 28.000 công nhân, Shell cho biết họ có thể cắt giảm 9.000; Continental AG của Đức đã thông qua kế hoạch xóa bỏ 30.000 việc làm trên toàn thế giới (Bloomberg). Và sự phục hồi trên thị trường lao động cũng đang chậm lại. Ở Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng gấp 4 lần so với 2019.
Tại châu Âu, tăng trưởng sản xuất vào tháng 9 đạt tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm trở lại đây cũng không đủ để ngăn chặn tình trạng mất việc liên tục. Theo HIS Markit, các công ty chỉ đang tập trung vào giải quyết chi phí do “triển vọng ngắn hạn không chắc chắn”.
Tuy nhiên, Tom Orlik cho rằng bất ổn chính trị tại Châu Âu, cuộc tranh cử tại Mỹ và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang âm ỉ cũng là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế chậm hồi phục.
Bên cạnh đó, vẫn có một số ít quốc gia đang cho thấy dấu hiệu phục hồi đáng mừng sau đại dịch – đặc biệt là Trung Quốc và một số nước châu Á có quy mô nền kinh tế nhỏ khác. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cố gắng kiểm soát đại dịch và đạt tốc độ phục hồi nhanh.
HN
Tổ Quốc
Xem thêm: nhc.48035220230010202-ial-mahc-uac-naot-et-hnik-ioh-cuhp/nv.zibefac