vĐồng tin tức tài chính 365

Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm

2020-10-04 10:57

Nhiều bệnh viện đẩy giá thiết bị y tế

Vụ án nâng khống thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục là mối quán tâm lớn của báo chí trong tuần qua bởi nó đã "vén màn" những tiêu cực, những góc khuất trong hoạt động liên doanh liên kết, xã hội hóa và việc đầu tư trang thiết bị y tế.

Trang nhất của báo Tuổi trẻ ra hôm 29/9 có dòng title ấn tượng "Nhiều bệnh viện đẩy giá thiết bị y tế". Theo tìm hiểu của phóng viên, giá thiết bị y tế đã bị đẩy lên rất cao so với thực tế, người bệnh bị móc túi trong khi phần lợi nhuận trên giấy tờ mà bệnh viện nhân được lại rất ít ỏi. Đến đây nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Vậy ngoài bệnh viện Bạch Mai, còn những bệnh viện nào nữa?

Theo tài liệu của tờ Tuổi trẻ, gần đây Bệnh viện K có đầu tư bằng ngân sách nhà nước một robot Da Vinci Xi sử dụng phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư. Đây được cho là loại robot phẫu thuật hiện đại. Tờ khai hải quan lập ngày 3/10/2019 đối với hệ thống robot này và các phụ kiện kèm theo có giá trên hóa đơn là 2,2 triệu USD, cộng với tiền thuế giá trị gia tăng (5%) thì tổng giá trị thiết bị này xấp xỉ 53,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo quyết định trúng thầu, giá thiết bị này khi được bán vào bệnh viện đã lên tới trên 88 tỉ đồng.

Trả lời phóng viên, Bệnh viện K cho rằng bệnh viện mua thiết bị thông qua đấu thầu rộng rãi, giá khai hải quan của thiết bị hơn 50 tỉ đồng là chưa tính các thành phần cấu thành trên hợp đồng như: Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ từ nhà sản xuất để bệnh viện vận hành thành thạo trang thiết bị và các chi phí bảo hành.

Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm - Ảnh 1.

Vụ việc "thổi giá" thiết bị y tế ở BV Bạch Mai khiến dư luận bức xúc.

Trở lại với vụ việc ở Bệnh viện Bạch Mai, có một thông tin đáng chú ý nữa trên bài báo của Tuổi trẻ đó là cơ quan điều tra đã làm rõ doanh thu từ các hệ thống máy trong đề án liên doanh liên kết đặt tại Bệnh viện Bạch Mai đã được trích 2-7% chuyển về các khoa. Trong 25 đề án bệnh viện này đã triển khai, doanh thu chuyển về các khoa là 209 tỉ đồng. Riêng khoa Chẩn đoán hình ảnh được nhận hơn 134 tỉ đồng.

Số tiền này đã được các khoa chi cho nhân viên và các lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện, trong đó có một số cá nhân là lãnh đạo khoa đã được chia số tiền hơn 5 tỉ đồng. Việc các khoa được hưởng số tiền lớn như vậy, theo cơ quan điều tra là có dấu hiệu của hành vi lập quỹ trái phép và hành vi vụ lợi.

Tài liệu điều tra cũng cho thấy có tình trạng tăng hoặc lạm dụng chỉ định sử dụng trang thiết bị y tế xã hội hóa trong dịch vụ khám chữa bệnh, làm gia tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh.

Những robot ngành y

Thông tin cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam một số lãnh đạo bệnh viện có liên quan đến các sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế thực sự là một cú sốc.

Cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh dù tốt dù tiên tiến, nhưng không được giám sát chặt chẽ đã tạo ra những kẽ hở thuận lợi và lòng tham đã biến những thầy thuốc thành những con robot vô cảm - tờ Nông thôn ngày nay bình luận.

Chủ trương xã hội hoá về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế là một chủ trương đúng đắn, đã được thông qua trong các Nghị quyết, Nghị định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Bên cạnh những thành tựu quan trọng nhưng rõ ràng, cũng phải nhìn nhận một số tồn tại của hình thức xã hội hoá này, trong đó câu chuyện thổi giá thiết bị y tế chỉ là một ví dụ.

Điều này cũng được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thẳng thắn chỉ ra trong cuộc họp báo chính phủ thường kỳ vào chiều 2/10 vừa qua.

Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm - Ảnh 2.

Việc nâng khống giá trị máy móc, trang thiết bị y tế chỉ là một trong các chiêu trò nhân danh xã hội hóa y tế để trục lợi.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội hành nghề y tư nhân TP.HCM, để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế thời gian qua một phần xuất phát từ mặt trái của xã hội hóa y tế.

"Thực tế hiện nay thay vì xây bệnh viện tư, nhiều người có tiền mua trang thiết bị đầu tư tại bệnh viện công với đầy đủ cơ sở hạ tầng điện nước, bệnh nhân, nhân sự, quản lý. Thời gian khấu hao máy đã có Bộ Tài chính lo, người đầu tư chỉ cần "ăn rơ" với Ban giám đốc là xong và chỉ cần ngồi thu tiền" - ông Tùng phân tích.

Bàn về việc này, tờ Diễn đàn doanh nghiệp bình luận: Tư nhân hoá là chủ trương không sai, tuy nhiên cách thức thực thi sai sẽ tạo cơ hội cho nhóm lợi ích núp bóng tư nhân, nhân danh điều tốt đẹp thâu tóm và lũng đoạn thị trường.

Nền kinh tế thị trường đúng nghĩa chỉ phát triển khi được đi cùng với một thể chế pháp luật hoàn chỉnh, nghiêm minh hậu thuẫn cho nó. Nếu không, việc tư nhân hoá đại trà những sản phẩm công thiết yếu sẽ khiến đất nước trở thành một xã hội thị trường.   

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ, thời gian qua, một số bệnh viện đã tăng chỉ định sử dụng các máy xã hội hóa để nhanh thu hồi vốn, tăng thu nhập cho bên góp vốn. Vì vậy, khi những lỗ hổng pháp lý vẫn chưa được vá thì người bệnh, trong đó có cả những người đang trong cảnh thập tử nhất sinh, gia cảnh bần hàn lại phải tiếp tục phải gánh những chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ.  

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.12731110140010202-mac-ov-tobor-gnuhn-av-maht-gnol-couht-yaht-et-y-aoh-ioh-ax-ut-iol-curt/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools