vĐồng tin tức tài chính 365

Chính phủ đồng ý dự thảo nghị quyết chính quyền đô thị TP.HCM

2020-10-05 09:59

Chính phủ vừa thông qua dự thảo nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

13 năm ấp ủ đề án chính quyền đô thị

Theo đó, dự thảo nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM được bố cục thành 14 điều, quy định cụ thể về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, đề xuất, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND TP.HCM…

Dự thảo nghị quyết cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, phường từ 1-7-2021. Trong đó, UBND quận, phường là cơ quan hành chính nhà nước, làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trước đó, hôm 29-9, Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp cũng thống nhất các nội dung dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Ngày 25-9, Bộ Nội vụ cũng đã chủ trì hội nghị thẩm định đề án này và 100% đại biểu đồng ý thông qua…

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị được TP ấp ủ từ năm 2007 và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung năm 2013. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cơ sở pháp lý chưa thật sự vững chắc và đầy đủ nên chưa thể triển khai thực hiện.

Trên cơ sở các quy định hiện hành, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của TP trong giai đoạn mới, TP đã triển khai xây dựng hai đề án gồm: Không tổ chức HĐND quận, phường tại TP.HCM và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021.

Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM khi được Quốc hội ban hành sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Điều này cũng giúp nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bộ máy chính quyền đô thị, nâng cao chất lượng hiệu quả cung ứng dịch vụ công, phù hợp với tính chất đô thị đặc biệt lớn nhất nước.

Chính phủ đồng ý dự thảo nghị quyết chính quyền đô thị TP.HCM - ảnh 1
Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh:  LÊ THOA

Hiệu quả hơn khi không tổ chức HĐND quận, phường

Về đề án không tổ chức HĐND quận, phường, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng ưu điểm khi không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường (chỉ có HĐND cấp TP) là những nghị quyết của HĐND về phát triển TP cả về quy hoạch và ngân sách phải định hướng sát tới quận và hình thành dự án có thể đến tận cơ sở.

Khi đó, UBND quận, phường là cơ quan hành chính địa phương sẽ thực hiện nghị quyết HĐND cấp TP và chỉ đạo của UBND TP. Và khi các quyết định không phải qua khâu trung gian thì thời gian thực hiện sẽ nhanh hơn.

Một ưu điểm nữa là ở TP.HCM, tất cả dự án hạ tầng đều mang tính chất liên phường, liên quận. Khi tổ chức lại thì những loại vấn đề này do cấp TP quyết định một lần và triển khai một cách đồng bộ, không phải cắt từng khúc và mỗi quận tự quyết đoạn qua địa bàn mình.

Về vai trò giám sát của người dân với chính quyền khi thực hiện mô hình trên, ông Nhân cũng cho rằng đại biểu HĐND cấp TP sẽ giám sát tới từng phường. Và như vậy, dân chủ vẫn được duy trì, quyết định hành chính cũng nhanh hơn, hiệu quả và toàn diện hơn.

Còn việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP giai đoạn 2019-2021 (trong đó bao gồm cả đề án thành lập TP Thủ Đức) là nhằm tổ chức hợp lý hơn đơn vị hành chính các cấp để phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Qua đó, góp phần phát huy hơn nữa nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển kinh tế - xã hội tại từng cấp huyện, cấp xã.

Với đơn vị hành chính mới là TP Thủ Đức (trên cơ sở sắp xếp các quận 2, 9 và Thủ Đức), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nơi đây sẽ hình thành vùng động lực cho TP phát triển, hình thành khu đô thị sáng tạo của TP và trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo…

Xây dựng, công bố dự thảo nghị quyết theo thủ tục rút gọn

Sau khi thông qua dự thảo nghị quyết, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo nghị quyết. Đồng thời, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự thảo nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, cho phép xây dựng, công bố dự thảo nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ thực hiện việc trình dự thảo nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Xem thêm: lmth.979149-mchpt-iht-od-neyuq-hnihc-teyuq-ihgn-oaht-ud-y-gnod-uhp-hnihc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính phủ đồng ý dự thảo nghị quyết chính quyền đô thị TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools