Sứa trứng chiên trong đại dương
Sứa trứng chiên (Cotylorhiza) hay còn gọi là sứa trứng rán, sứa lòng đỏ trứng là một loài sứa trong ngành sứa lông châm (phylum cnidaria). Chúng sống chủ yếu ở các vùng biển ấm, đặc biệt thấy nhiều ở biển Địa Trung Hải.
Con trưởng thành có thể đạt kích thước khoảng 40cm, nhưng phổ biến nhất thường dưới 20cm.
Loài sứa này rất dễ nhận dạng nhờ màu vàng ở giữa cơ thể, xung quanh là viền màu trắng ngà, giống hệt một quả trứng vừa mới đập vỡ.
Sứa trứng chiên có tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng nửa năm. Chúng bắt đầu sinh trưởng vào mùa hè và kết thúc cuộc đời vào đầu mùa đông. Thức ăn chủ yếu của loài này này là sinh vật phù du và các loài sứa nhỏ hơn.
Giống như nhiều loài sứa khác, sứa trứng chiên khá "lười biếng". Phần lớn thời gian chúng để cơ thể lơ lửng trôi theo làn nước, thỉnh thoảng mới dùng cơ thể đẩy nước để di chuyển.
Sứa trứng chiên rất dễ nhận dạng - Ảnh: ATLANTIC GOZO
Sứa trứng chiên sinh sản vô tính. Ấu trùng bám chặt vào các bề mặt cứng trong đại dương và phát triển thành một cụm nhỏ liên kết với nhau. Sau một thời gian, những con sứa nhỏ bé rời khỏi cụm này và trôi đi theo làn nước.
Không giống như vẻ ngoài ngon mắt, tưởng như vô hại, sứa trứng chiên cũng tự vệ bằng cách đốt (cắn) đối thủ khi gặp nguy hiểm.
Theo các nghiên cứu khoa học, vết đốt của loài sứa này chỉ gây ngứa nhẹ, không ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Trên thực tế, sứa trứng chiên là một "ngôi nhà nổi" an toàn cho nhiều loài cá nhỏ. Những con cá nhỏ thường trốn vào trong các xúc tu và di chuyển theo loài sứa này.
Kẻ thù của sứa trứng chiên là rùa quản đồng (Caretta caretta) và con người. Phần lớn chúng bị vướng vào lưới đánh cá của con người.
Sứa trứng chiên giống hệt như một quả trứng bị ai đó đập vỡ rồi thả trôi trên đại dương - Ảnh: MARINEMADNESSDOTBLOG
Phần "lòng đỏ trứng" nhô cao, xung quanh là viền màu trắng sáng hoặc vàng nhạt. Phần phụ bên dưới và các đầu xúc tu có màu đen, tím, xanh thẫm - Ảnh: WIKIPEDIA
Sứa trứng chiên sinh sản vô tính - Ảnh: MARINEMADNESSDOTBLOG
Những con cá nhỏ thường trốn vào trong các xúc tu và di chuyển theo loài sứa này - Ảnh: STEFANO VOLPONI
TTO - Một con cá mặt trăng trưởng thành đạt kích thước từ 3,5-5,5m, nặng gần 2.000kg nhưng cá con nở ra chỉ như một hạt sỏi nhỏ. Việt Nam xếp cá mặt trăng là loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ và cần được bảo vệ cấp thiết.
Xem thêm: mth.93085558050010202-gnurt-auq-uhn-teh-nihn-gnoud-iad-tahn-tam-nogn-aus-iaol/nv.ertiout