Đây là nhận định mới nhất được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trước thềm các cuộc họp mùa Thu của tổ chức này.
Việc đẩy mạnh những khoản chi tiêu với mức lãi suất thấp trên toàn cầu có thể giúp tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp trong ngắn hạn và hàng triệu việc làm gián tiếp khác trong dài hạn.
Tính toán cho thấy, việc tăng đầu tư công ở mức 1% GDP có thể kéo theo đầu tư tư nhân tăng 10%, việc làm tăng 1,2% và GDP tăng 2,7%, cùng với đó là niềm tin chung vào khả năng phục hồi cũng sẽ cải thiện.
Đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, nhưng IMF đánh giá kể cả trước khi đại dịch xuất hiện, đầu tư công cũng "yếu kém" trong khoảng hơn 1 thập kỷ qua, bất chấp thực tế rằng ở một số quốc gia phát triển vẫn có những đoạn đường, những cây cầu cũ nát hay nhiều quốc gia nghèo hơn vẫn cần đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông, nước sạch và các hệ thống vệ sinh công cộng.
IMF ước tính cứ 1 triệu USD chi cho cơ sở hạ tầng truyền thống sẽ giúp tạo ra 2 - 8 việc làm. (Ảnh: The Jakarta Post)
Các quan chức IMF cho rằng đây chính là lúc để tăng cường đầu tư công, khi nhiều quốc gia vẫn đang tiếp tục chống dịch và nhiều người dân đã mất việc làm vì cuộc khủng hoảng do đại dịch nay muốn đi tìm việc làm mới.
IMF ước tính cứ 1 triệu USD chi cho cơ sở hạ tầng truyền thống sẽ giúp tạo ra 2 - 8 việc làm, trong khi cùng số tiền đó chi cho nghiên cứu, phát triển và công nghệ xanh sẽ tạo ra 5 - 14 việc làm.
IMF khuyến khích các quốc gia vừa bảo trì những cơ sở hạ tầng hiện có, vừa xem xét kỹ hơn các dự án đã bị đình trệ trong thời gian qua và vạch ra những dự án mới với trọng tâm là những nhu cầu phát sinh sau khi dịch bệnh qua đi.
VTV.vn - Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy 11 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương khác có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt dưới 20%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!