Bằng cách này, cảnh sát có thể đối chiếu địa điểm xảy ra trộm cắp với đường đi của người có tiền án, theo phát ngôn ngày 4/10 của Kit Malthouse, Quốc vụ khanh về Tội phạm, Cảnh sát, và Tư pháp.
Cụ thể, người bị kết tội đột nhập trộm cắp khi được ra tù sớm có thể bị yêu cầu đeo vòng định vị cho đến lúc hết thời gian của bản án. Ví dụ, người bị kết án bốn năm tù nhưng được tự do sớm sau hai năm sẽ phải đeo thiết bị định vị trong hai năm còn lại. Người không chịu đeo vòng sẽ bị coi là vi phạm điều kiện ra tù sớm và phải quay lại nhà tù.
Trước mắt, chương trình sẽ được thử nghiệm tại 6 phòng cảnh sát và nếu thành công có thể được áp dụng cho mọi kẻ bị kết án đột nhập trộm cắp. Chương trình có khả năng được mở rộng với một số loại tội phạm khác "dựa trên yếu tố địa lý" như trấn lột và cướp tài sản.
Theo ông Malthouse, đột nhập trộm cắp có tỉ lệ tái phạm cao nhất, với 50% số vụ án do người có tiền án thực hiện, và trung bình mỗi kẻ này sẽ thực hiện 5 vụ trộm cắp trong đời. "Mỗi năm ở Anh có gần 400.000 vụ trộm cắp nhưng chưa đến 1/20 được giải quyết", ông cho biết.
Từ kinh nghiệm thực hiện chương trình dùng "vòng tỉnh táo" quản lý người phạm tội do "rượu bia thúc đẩy", Quốc vụ khanh Malthouse nhận định thiết bị giám sát phải được đeo trong thời gian dài để phá bỏ thói quen phạm tội.
Quốc Đạt (Theo The Telegraph)
Xem thêm: lmth.8922714-iv-hnid-gnov-oed-iahp-pac-mort-mahp-iot/ten.sserpxenv