vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất 9 tháng đầu năm?

2020-10-07 15:06

3/4 chặng đường của năm 2020 đã qua đi. Có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng qua đem lại cho nhà đầu tư khá nhiều cung bậc cảm xúc từ hoảng loạn cho đến hưng phấn cao độ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng hồi quý I, thị trường nhiều lần rơi vào trạng thái hoảng loạn, nhưng sau đó hồi phục tốt trở lại với dòng tiền mới.

Biến động rất mạnh của thị trường 9 tháng qua đã khiến nhiều nhóm ngành cổ phiếu có sự phân hóa rõ nét, bao gồm cả bất động sản. 

Thống kê 110 cổ phiếu bất động sản giao dịch trên thị trường sau 9 tháng đầu năm có 61 mã tăng giá, trong khi có đến 47 mã giảm so với thời điểm cuối năm 2019. Đáng chú ý, dù thị trường gặp khó khăn nhất định nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu dường như không chịu sự chi phối của thị trường chung, thậm chí còn tăng rất mạnh. 

Cổ phiếu TLD của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long là một ví dụ điển hình. Cổ phiếu này sau 9 tháng đã tăng từ 4.530 đồng/cp lên thành 15.200 đồng/cp, tương ứng mức tăng 235,5%. Vào thời điểm tháng 6/2020, TLD đã lên kế hoạch phát hành gần 19,36 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ phát hành 103,4%, tương ứng tăng vốn điều lệ lên hơn gấp đôi. Trong đó phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư xác định (tỷ lệ 53,4%) và gần 9,36 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%. Giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ được xác định 10.000 đồng/cổ phần. Trong khi đó, bản cáo bạch ghi nhận giá trị sổ sách của công ty tại ngày 30/6/2018 là 11.883 đồng.

Đến nay, việc phát hành đã được công ty thực hiện xong. Tổng số vốn huy động được trong đợt phát hành sẽ được sử dụng cho hoạt động xây dựng nhà máy ván ép tại KCN Bắc Đồng Hới (Quảng Bình) và mua sắm máy móc thiết bị. 

Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất 9 tháng đầu năm?
30 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm.

Cổ phiếu V11 của VINACONEX No11 cũng tăng giá mạnh 200% nhưng thị giá của cổ phiếu này chỉ vỏn vẹn 300 đồng/cp và luôn trong tình trạng không có thanh khoản. 

Đứng thứ 3 về mức tăng giá của nhóm bất động sản là IDJ của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam với 145,2%. Đà tăng của cổ phiếu IDJ chỉ chủ yếu diễn ra trong khoảng thời gian quý I/2020 và không có quá nhiều thông tin tích cực tác động.

6 tháng đầu năm 2020, IDJ đạt 262,6 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế vọt lên mức 48 tỷ đồng trong khi còn số này ở cùng kỳ chỉ vỏn vẹn 1,8 tỷ đồng.

Cổ phiếu VRG của CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam cũng tăng đến 119%. Việc VRG tăng mạnh thời gian qua được cho là hưởng lợi từ sóng cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp nói chung. Kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp này cũng rất tốt khi đạt con số tỷ đồng lợi nhuận ròng trong khi cùng kỳ lỗ 420 triệu đồng. Sang đến quý II, kết quả kinh doanh không còn tốt nữa khi lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1,89 tỷ đồng, giảm 64% so với quý II/2019. VRG cho biết, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do lãi tiền gửi có kỳ hạn trong kỳ giảm so với cùng kỳ, đồng thời công ty phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi của Công ty TNHH Nice Ceramic.

Trong khi đó, quán quân về mức giảm giá của nhóm bất động sản 9 tháng đầu năm là cổ phiếu CLG của Cotec Land với 59,3%. Cổ phiếu này sau chuỗi đi lên mạnh vào cuối năm 2019 thì liên tục đi xuống từ đó đến nay. Cổ phiếu CLG còn bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 và lợi nhuận chưa phân phối đều là số âm. Ngoài ra, CLG cũng liên tục bị nhắc nhở do chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 và soát xét bán niên năm 2020.

Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất 9 tháng đầu năm?
30 cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm.

Điểm đáng chú ý là báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của đơn vị này đã bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Việc lỗ sau thuế năm 2019 lên đến hơn 208,6 tỷ đồng cũng được điều chỉnh tăng mạnh so với báo cáo tự lập có mức lỗ là 99,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu VRC của CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC cũng có mức giảm sốc sau 9 tháng với 56,9%. Đà giảm của VRC chỉ chủ yếu diễn ra vào đầu năm khi kết quả kinh doanh năm 2019 được công bố là rất xấu. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của VRC ghi nhận 10,6 tỷ đồng, giảm 71% so với năm trước. VRC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng, chỉ bằng 1/11 con số đạt được năm trước đó.

Hai “tân binh” đều tăng mạnh

Trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm, nhóm bất động sản trên thị trường chứng khoán đón nhận thêm 2 “tân binh” là AGG của Bất động sản An Gia và THD của Công ty Thaiholdings. Trong đó, AGG có khoảng thời gian giao dịch dài nhất khi lên sàn hôm 9/1/2020 và thị giá của cổ phiếu này cũng tăng đến 30% so với giá tham chiếu chào sàn (đã điều chỉnh).

Trong khi đó, THD có thời gian giao dịch tính đến thời điểm hết quý III là không quá dài do mới chỉ lên sàn HNX vào ngày 19/6/2020, tuy nhiên, mức tăng giá của cổ phiếu này thậm chí còn dẫn đầu cả nhóm bất động sản với 463%./.


Xem thêm: lmth.1109647991061-man-uad-gnaht-9-tahn-hnam-gnat-oan-nas-gnod-tab-ueihp-oc/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất 9 tháng đầu năm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools