vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc tranh luận Pence - Harris sáng nay 8-10 có gì hay?

2020-10-08 06:11
Cuộc tranh luận Pence - Harris sáng nay 8-10 có gì hay? - Ảnh 1.

Phó tổng thống Mike Pence (trái) và đối thủ Kamala Harris - Ảnh chụp màn hình

Cuộc tranh luận trực tiếp và duy nhất giữa hai ứng viên phó tổng thống diễn ra trong thời điểm không mấy ổn định đối với chiến dịch tái tranh cử Trump-Pence. Nó được tổ chức chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump và nhiều nhân vật cấp cao khác trong đảng Cộng hòa mắc COVID-19.

Cả Phó tổng thống Pence và Thượng nghị sĩ Harris đều có kết quả âm tính vào chiều 6-10 (giờ Mỹ). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khẳng định ông Pence "đủ an toàn" để tham gia tranh luận dù theo quy định của cơ quan này, người tiếp xúc gần người mắc COVID-19 phải cách ly ít nhất 14 ngày.

Trong quá khứ, những cuộc tranh luận giữa các "phó tướng" thường ít thu hút sự chú ý. Họa hoằn lắm khi cử tri đứng trước hai sự lựa chọn khó khăn cho ghế tổng thống, họ mới nhớ tới ứng viên phó tổng thống.

Nhưng đó là trong quá khứ, còn với cuộc tranh luận diễn ra tại thành phố Salt Lake tối 7-10 (sáng 8-10, giờ VN), cả ông Pence và bà Harris sẽ phải tìm cách chứng minh rằng họ có thể bước vào Phòng Bầu dục nếu cần thiết để lãnh đạo đất nước, theo Hãng thông tấn AP.

Trump hay Biden, cho dù ai thắng vào ngày 3-11 tới, cũng sẽ đi vào lịch sử với tư cách là người lớn tuổi nhất đắc cử Tổng thống. Kỷ lục hiện nay là 70 tuổi cũng do ông Trump thiết lập năm 2016. Phó tổng thống Pence năm nay mới 61 tuổi, lớn hơn bà Harris 5 tuổi.

"Mặc dù có thể gây ra vài sự khó chịu nếu nói ra điều này, nhưng cả ông Pence hay bà Harris có thể sẽ được yêu cầu ngồi vào ghế nóng ở Phòng Bầu dục trước khi nhiệm kỳ tới kết thúc. Điều đó sẽ khiến họ bị soi kỹ hơn trong lần tranh luận này", AP ám chỉ khả năng ông Trump hoặc Biden "gãy gánh giữa đường".

Cuộc tranh luận Pence - Harris sáng nay 8-10 có gì hay? - Ảnh 2.

Ông Trump (trái) hiện đã 74 tuổi trong khi ông Biden đã 77 tuổi - Ảnh: REUTERS

Phó tổng thống Pence và đối thủ Harris đã đến tiểu bang Utah từ sớm để chuẩn bị cho cuộc đấu khẩu. Cả hai được đánh giá là có khả năng hùng biện tốt. 

Nếu ông Pence có 12 năm "ăn to nói lớn" với tư cách nghị sĩ liên bang thì bà Harris cũng có chừng ấy năm đi từ chưởng lý một hạt lên tổng chưởng lý bang California.

Cựu Thị trưởng South Bend (bang Indiana), ông Pete Buttigieg không giấu chuyện hiến kế cho bà Harris - một phần vì ông quá hiểu phó tổng thống như thế nào khi ông Pence còn làm thống đốc Indiana. Scott Walker, cựu thống đốc bang Wisconsin, cũng nhảy vào làm mưu sĩ cho ông Pence.

Trong một chương trình của đài Fox News, ông Walker tiết lộ chiến lược tranh luận của ông Pence sẽ đặt việc làm nổi bật các thành tựu kinh tế của chính quyền Trump lên hàng đầu. Phó tổng thống cũng sẽ cố gắng lập luận rằng nếu người dân bỏ phiếu cho Biden-Harris, họ sẽ mở đường cho "cánh tả cấp tiến" bước vào Nhà Trắng.

Cuộc tranh luận được kỳ vọng sẽ không dẫn tới sự hỗn loạn tuyệt đối như cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên vào tuần trước, khi Trump liên tục ngắt lời Biden và hai người có những lời lăng mạ qua lại.

Thượng nghị sĩ Harris có thể tấn công chính quyền Trump bằng các vấn đề như phân biệt chủng tộc và nữ giới, bổ nhiệm Tòa án tối cao, cách xử lý đại dịch COVID-19,… Trùng hợp thay, ông Pence lại là người phụ trách nhóm chống đại dịch của Nhà Trắng.

Vấn đề là, theo New York Times, mức độ công kích mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào việc đảng Dân chủ đã thảo luận và thống nhất với nhau đến đâu. Trong suốt nhiều năm qua, các ứng viên phó tổng thống luôn cố gắng đưa ra các luận điểm thận trọng và tránh làm tổn hại đến ứng viên tổng thống khi tranh luận trực tiếp.

Điều đó có thể dẫn tới việc bà Harris phải tự ép mình trong một khuôn khổ nhất định. Nhưng với người phụ nữ gốc Á nhiều năng lượng này - nói như AP - điều đó chẳng khác gì cầm súng mà không có đạn trên chiến trường.

Pence, người từng dẫn chương trình radio với tư cách là một nghị sĩ, và Harris - một cựu công tố viên nổi tiếng với những câu chất vấn sắc bén trong các phiên điều trần tại Thượng viện - hiểu rõ những việc cần làm để giữ hình ảnh đứng đắn của một chính trị gia chuyên nghiệp.

Không đeo khẩu trang sẽ bị đuổi ra ngoài

Giống như cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Tổng thống đầu tiên, đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc và sẽ chỉ một số ít khán giả được theo dõi trực tiếp tranh luận Pence-Harris.

Tất cả những người có mặt, bao gồm báo đài truyền thông, phải xét nghiệm COVID-19. Bất kỳ ai bỏ khẩu trang sẽ được "hộ tống" ra ngoài khán phòng, theo Ủy ban tổ chức tranh luận phó tổng thống.

Một số người, bao gồm cả các thành viên trong gia đình Trump, đã tháo khẩu trang trong cuộc tranh luận hôm 30-9, theo AP.

Lịch sử 162 năm tranh luận tổng thống MỹLịch sử 162 năm tranh luận tổng thống Mỹ

TTO - 7 cuộc tranh luận giữa Abraham Lincoln và Stephen Douglas về chế độ nô lệ năm 1858 đã đưa tiếng tăm Đảng Cộng hòa khi đó chỉ mới 4 tuổi lan ra toàn nước Mỹ rộng lớn. Năm 1860, Lincoln trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên thuộc Đảng Cộng hòa.

'Đừng sợ COVID' - vũ khí tranh cử mới của Tổng thống Mỹ?

TTO - Thông điệp khác thường của Tổng thống Mỹ về độ nguy hại của dịch bệnh chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi lẫn chia rẽ trong nước Mỹ. Có vẻ ông Trump đang muốn sử dụng "kinh nghiệm mắc bệnh và được chữa khỏi" làm vũ khí tranh cử.

Tổng thống Mỹ được bầu ra sao?Tổng thống Mỹ được bầu ra sao?

TTO - Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Donald Trump thua bà Hillary Clinton gần 3 triệu phiếu phổ thông nhưng vẫn thắng cử. Vậy rốt cuộc tổng thống Mỹ được bầu ra sao? Lịch sử sẽ lặp lại trong cuộc đối đầu giữa ông Trump và ông Biden?

Xem thêm: mth.1695213270010202-yah-ig-oc-01-8-yan-gnas-sirrah-ecnep-naul-hnart-couc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc tranh luận Pence - Harris sáng nay 8-10 có gì hay?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools