Hệ thống xe buýt sẽ được kết nối với các nhà ga - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Về vấn đề này, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết hiện đơn vị này đang phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thi công các hạng mục kết nối với nhà ga. Đây là một trong các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tới tuyến metro số 1.
Kết nối xe buýt với nhà ga
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP cũng sẽ triển khai thi công dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức các tuyến xe buýt kết nối với các nhà ga metro số 1. Ngoài ra đơn vị này cũng tổ chức điều chỉnh giao thông khu vực nhà ga và dọc tuyến metro. Trong tương lai, dự án xe buýt nhanh BRT số 1 cũng sẽ kết nối vào nhà ga Rạch Chiếc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trung Tính - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô liên tỉnh và du lịch TP.HCM - cho rằng khi tuyến metro số 1 đưa vào hoạt động, mạng lưới xe buýt dọc tuyến cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP cần sớm công bố kế hoạch kết nối bên tuyến xe buýt để tiếp nhận góp ý từ người dân, chuyên gia.
Ngoài ra theo ông Tính, ngày 10-10, bến xe Miền Đông mới (Q.9) sẽ đưa vào khai thác và kết nối với metro số 1. "Để các công trình bến xe, metro hoạt động hiệu quả, cần phải xây dựng hoàn chỉnh một mạng lưới xe buýt mini kết nối với các khu dân cư, đô thị để giúp chuyện đi lại của người dân tiện lợi hơn" - ông Tính phân tích.
Những tín hiệu vui
Đối với tuyến metro số 2, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Ban quản lý dự án 2 (Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết dự kiến trong năm 2020 sẽ phát hành hồ sơ mời thầu và năm sau sẽ ký hợp đồng đối với dự án này. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM, quyết tâm sang năm 2021 sẽ khởi công dự án metro số 2.
Theo quyết định 586 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải TP đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, hệ thống đường sắt đô thị TP sẽ có 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray... Tổng chiều dài cho hệ thống đường sắt đô thị khoảng 220km với tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỉ USD.
Mới đây, tại báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam về tình hình các tuyến metro, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết ngoài tuyến metro 1 và 2 đang triển khai, TP cũng đang xúc tiến thực hiện và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các tuyến metro khác.
Về tiến độ cụ thể, đối với tuyến metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) với tổng mức đầu tư 38.749 tỉ đồng hiện Ban quản lý đường sắt đô thị TP đã trình UBND TP hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến góp ý của Hội đồng Thẩm định nhà nước.
Riêng với tuyến metro số 5 giai đoạn 2 (ngã tư Bảy Hiền - bến xe Cần Giuộc mới) hiện một số nhà đầu tư đã có cam kết tài trợ vốn. Và tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) hiện đã được UBND TP kiến nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất dự án. Dự án này đang được xúc tiến kêu gọi vốn đầu tư.
Ngoài các tuyến nêu trên, metro số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm), metro số 4B (công viên Gia Định - Lăng Cha Cả), metro số 3B (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước) cũng đang xúc tiến kêu gọi đầu tư và chưa xác định được tiến độ thực hiện.
TTO - Khoảng 8h sáng 8-10, sau 8 ngày xuất cảng từ Nhật Bản, các thủy thủ tàu Bayani đã vận chuyển thành công đoàn tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cập cảng Khánh Hội, quận 4, TP.HCM.
Xem thêm: mth.55644047090010202-ortem-nac-peit-ed-nad-ed-mog-tyub-gnoht-eh-neirt-tahp/nv.ertiout