Nhiều doanh nhân cho rằng cần cải cách việc đóng kinh phí công đoàn hiện nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cùng ký tên kiến nghị khi đóng góp ý kiến xây dựng Luật công đoàn sửa đổi, 8 hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, và dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động.
Hài hòa mục tiêu đôi bên
Theo ông Diệp Thành Kiệt - phó chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách VN (một trong các đơn vị đồng kiến nghị), tên khoản thu "kinh phí công đoàn" đã cho thấy đây là trách nhiệm của ngân sách nhà nước (NSNN), không phải trách nhiệm của người sử dụng lao động (điều 8, Luật NSNN đã quy định rõ NSNN bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, như Tổng liên đoàn Lao động VN).
Tuy nhiên, để phù hợp thực tiễn trong giai đoạn Luật công đoàn đang lấy ý kiến sửa đổi, theo ông Kiệt, việc giảm xuống còn 1% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp là hài hòa mục tiêu của đôi bên. Và nó cần được tập trung dành toàn bộ cho người lao động.
Nguồn: Tổng liên đoàn Lao động VN - Dữ liệu: Đức Bình - Đồ họa: TUẤN ANH
Công đoàn viên được chi 1,2 triệu đồng/người/năm
Trao đổi với Tuổi Trẻ trước về kiến nghị của 8 hiệp hội, ông Phan Văn Anh - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN - cho rằng: "Có 2% phí công đoàn thì việc chăm lo cho người lao động sẽ ổn định và tốt hơn. Nếu giảm phí này, việc chăm lo cho người lao động cũng sẽ giảm".
Mong muốn của Tổng liên đoàn Lao động VN là vẫn giữ nguyên kinh phí công đoàn là 2%. Tuy nhiên, theo ông Văn Anh, trong tờ trình sửa đổi Luật công đoàn tới đây, tổng liên đoàn đề xuất quy định về miễn, giảm kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh...
Theo ông Nguyễn Minh Dũng - trưởng ban tài chính Tổng liên đoàn Lao động VN, từ nguồn kinh phí công đoàn, mức chi chăm lo cho người lao động sau mỗi năm đều tăng. Nếu năm 2012, mức chi bình quân cho một đoàn viên là 870.000 đồng/năm, cho người lao động 667.000 đồng/năm thì đến năm 2019, mức này đã tăng lên 1.200.000 đồng/năm cho đoàn viên và với người lao động là 1.017.000 đồng/năm.
Trong năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, Tổng liên đoàn Lao động VN đã có nghị quyết miễn công đoàn phí cho công đoàn viên có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở.
Bà Lý Kim Chi (chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM) cho rằng tỉ lệ 2% là lớn và càng lớn khi Nhà nước vẫn tiếp tục tăng lương tối thiểu như hiện nay. Trả lời vấn đề này, ông Dũng cũng cho rằng thực tế các cơ quan, đơn vị được NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì NSNN bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị.
Với doanh nghiệp, kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và được tính vào giá thành sản phẩm. Do vậy xét về bản chất, doanh nghiệp không phải chịu phần kinh phí công đoàn mà người tiêu dùng mới là người đóng kinh phí công đoàn...
TTO - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chuẩn bị 250-500 tỉ đồng từ nguồn quỹ dự phòng để thực hiện hỗ trợ cho 500.000 - 1.000.000 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Xem thêm: mth.95513138090010202-naod-gnoc-ihp-hnik-maig-nen-oc/nv.ertiout