Quy định xử phạt hành chính từ 80–100 triệu đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quấy rối, làm phiền bởi các tin nhẳn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác... có hiệu lực từ ngày 1/10/2020. Tuy nhiên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công thương, người tiêu dùng có thể chủ động sử dụng quyền của mình để tránh bị làm phiền khi sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử...
Người tiêu dùng có thể từ chối bằng cách soạn tin theo cú pháp đã được hướng dẫn trong tin nhắn quảng cáo ban đầu - Ảnh minh họa |
Người tiêu dùng được quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo. Do đó, khi nhận được các tin nhắn quảng cáo không mong muốn, người tiêu dùng có thể thể hiện quyền từ chối bằng cách soạn tin theo cú pháp đã được hướng dẫn trong tin nhắn quảng cáo ban đầu.
Đồng thời người dùng có quyền phản ánh, cung cấp các bằng chứng, chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc về Cục CT&BVNTD.
Trường hợp người dùng nhận được các tin nhắn quảng cáo mà không đề cập nội dung hướng dẫn cách từ chối có thể liên hệ tới các doanh nghiệp viễn thông để được phản ánh. Với Vinaphone là số 1800.1091; Viettel 198 hoặc 1800.8198; MobiFone 1800.1090 hoặc liên hệ tới hot line 1800.6838 của Cục Cạnh tranh.
Theo số liệu từ Cục CT&BVNTD, trong 9 tháng đầu năm 2020, Cục đã tiếp nhận và xử lý hơn 220 phản ánh, yêu cầu của NTD trong lĩnh vực điện thoại, viễn thông, kết nối mạng di động và liên kết internet nói chung.
Cơ quan này đánh giá, tình trạng quấy rối, làm phiền bởi tin nhắn và cuộc gọi rác; quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ trái ý muốn gây ra nhiều cản trở, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt thường ngày của người dân.
Nguyễn Cẩm
Xem thêm: lmth.9259141a-car-iog-couc-nahn-nit-nahn-ihk-ig-mal-gnud-iougn/nv.moc.enilnounuhp.www