vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Đan xen các “mảng màu”

2020-10-11 10:51

Theo dõi báo chí tuần qua, có thể thấy là khi tình hình chống dịch COVID-19 tiếp tục có những bước tiến thì các tin bài liên quan đến công tác chống dịch giảm xuống và cùng lúc đó mối quan tâm lại được đặt nhiều hơn vào việc phục hồi kinh tế. Theo đánh giá bức tranh kinh tế hiện nay đa sắc màu với những mảng sáng xen lẫn những mảng tối. Mảng sáng trong bức tranh đó là ngành nông nghiệp. Đây vẫn là lĩnh vực cứu cánh, trụ cột của nền kinh tế hậu COVID-19.

Ngành nông nghiệp chắc chắn xuất khẩu vượt 40 tỷ USD

Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Đan xen các “mảng màu” - Ảnh 1.

Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực cứu cánh, trụ cột của nền kinh tế hậu COVID-19. Ảnh minh họa - Dân trí.

Tờ Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp trong quý III đạt gần 3%, cao hơn các quý trước. Trong đó trồng trọt, chăn nuôi tăng 3,21%, lâm nghiệp tăng 1,7%, thủy sản tăng 2,47%. Nếu tốc độ này được duy trì đến cuối năm, ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ đạt giá trị xuất khẩu trên 40 tỷ USD.

Trong tổng giá trị xuất khẩu đó, thị trường EU đang rất có triển vọng. Tờ Nông thôn ngày nay dẫn lời lãnh đạo ngành nông nghiệp giải thích thêm chỉ trong 2 tháng sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU đã đạt gần 767 triệu USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU trong tháng 8 tăng tới 11,9% so với tháng 7.

Chính vì kết quả khả quan này có tờ báo đã đặt dòng tít "Tín hiệu tốt lành từ xuất khẩu nông sản". Tờ Hải quan bày tỏ quan điểm, kết quả này chính là nhờ hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến liên tục được cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp đẩy mạnh.

Theo đó, từ tháng 4 đến nay, đã có khoảng 20 cuộc hội thảo, giao thương hội chợ trực tuyến, được tổ chức giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, châu Á. Đánh giá cao hình thức này, tuy nhiên các chuyên gia lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng tính chủ động, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh để có thể tìm được cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài.

Cơ hội lớn hút vốn FDI

Bên cạnh mảng sáng là nông nghiệp, bức tranh kinh tế tuần qua cũng đề cập tới một mảng sáng khác là thu hút vốn FDI.

Rõ ràng thu hút FDI không phải là việc dễ dàng, nhất là trong thời điểm này. Thế nhưng với Việt Nam lại khác. Báo Công Thương cho biết một thông tin đáng chú ý đó là theo bảng xếp hạng sức khỏe tài chính 66 nền kinh tế mới nổi của Tạp chí The Economist năm 2020, Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau đại dịch COVID-19 với các chỉ số tài chính ổn định. Đây là cơ hội lớn để các tỉnh, thành phố trên cả nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thực tế cho thấy, hiện nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng. Panasonic Việt Nam cũng đang chuẩn bị từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan.

Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành công nghiệp thời gian tới. Trong tình hình đại dịch vẫn còn phức tạp, những căng thẳng thương mại trên thế giới vẫn chưa hạ nhiệt, tờ Tiền phong cho rằng đây cần được coi là cơ hội đối với Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Đan xen các “mảng màu” - Ảnh 2.

Hiện nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam. Ảnh minh họa - TTXVN.

Đại dịch COVID-19 và các hệ quả nặng nề của nó khiến các quốc gia, tập đoàn quốc tế đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư nhằm tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Trong đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để đón làn sóng chuyển dịch này do có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư cũng như sự thành công trong việc kiểm soát dịch thời gian qua.

Báo Đầu tư cho biết, taị Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2020 diễn ra tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, doanh nghiệp Hoa Kỳ đang rất quan tâm đến cơ hội đầu tư tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Còn Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội đánh giá, trong khi doanh nghiệp Hoa Kỳ cân nhắc nhiều hơn về khả năng ứng phó của Chính phủ các nước với COVID-19, Việt Nam đã ghi điểm nhờ thực hiện hiệu quả công tác này.

Tích cực là thế nhưng cũng rất cần phải cẩn trọng trước những làn sóng đầu tư. Bên cạnh việc lựa chọn những nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư thực sự có chất lượng rất cần nhận diện những nhà đầu tư trục lợi thị trường Việt Nam để hưởng các ưu đãi nước họ chưa có.

Báo Công Thương nhấn mạnh, cần phải tỉnh táo bởi nếu xảy ra các trường hợp gian lận nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa từ các nước vi phạm sẽ vướng những vụ kiện về phòng vệ thương mại, đồng nghĩa với hàng hóa từ Việt Nam sẽ bị kiểm tra chặt chẽ hơn từ tất cả các khâu, ví dụ như nếu muốn vào thị trường EU.

Có thể nói nhìn chung nền kinh tế đang dần thoát ra khỏi bóng ma của đại dịch COVID-19. Thế nhưng, thực tế những ảnh hưởng vẫn chưa thể khắc phục được một cách toàn diện và do đó rất cần những sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, nhất là đối với doanh nghiệp và người lao động.

Giữ và cứu doanh nghiệp

Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Đan xen các “mảng màu” - Ảnh 3.

Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sẽ là những nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Ảnh minh họa - TTXVN

Trước cú sốc COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, 9 tháng qua, có gần 99.000 doanh nghiệp được thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2015 - 2019. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 14,3%, trong khi năm nay lại giảm, theo tờ Đầu tư.

Cũng do các doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể, số người thất nghiệp tại các khu vực thành thị cũng tăng cao nhất trong 10 năm qua. Tính chung, có gần 32 triệu người lao động bị tác động từ đại dịch này, báo Thanh niên cho biết.

Trước tình hình này, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sẽ là những nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, ở tầm nhìn xa hơn, đó là phải lập ra một kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho thời gian tới. Các chuyên gia nhận định, điều này sẽ cần một nỗ lực tổng thể, hoàn thiện và đồng bộ hóa thể chế kinh tế thị trường.

Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, cần được chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, 2 năm đầu là phục hồi, 3 năm sau là tăng tốc. Kế hoạch này phải chứa tham vọng đủ lớn để đưa Việt Nam ra khỏi cả "cơn địa chấn COVID-19" và "bẫy thu nhập trung bình".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.35963439011010202-uam-gnam-cac-nex-nad-91-divoc-uah-man-teiv-et-hnik/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Đan xen các “mảng màu””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools