Nhiều nhà dân ở hạ lưu sông Ô Lâu (Hải Lăng, Quảng Trị) bị ngập sâu trong lũ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Nguy cơ lũ chồng lũ là rất cao khi khu vực miền Trung có thể còn xuất hiện tới 2 đợt lũ nối tiếp trong thời gian tới.
Ông Vũ Đức Long (phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Vì thế, nguy cơ "lũ chồng lũ" ở các tỉnh miền Trung là có khi nơi đây đã hứng chịu mưa lũ nhiều ngày qua.
Thời tiết khó lường
Theo ông Lâm, với cơn áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện, có khả năng mạnh lên thành bão, hướng vào khu vực các tỉnh Quảng Nam - Bình Định, khi kết hợp với đợt không khí lạnh và địa hình chắn gió của khu vực Trung Bộ sẽ gây ra một đợt mưa rất to cho các tỉnh Trung Bộ.
Một khu vực còn chìm sâu trong nước lũ ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị chiều 10-10 - Ảnh: TR.TRUNG
Tiếp nữa, cũng theo ông Lâm, trong vòng từ 5 đến 10 ngày tới, tức từ ngày 15 đến 20-10, lại có khả năng có thêm một cơn áp thấp nhiệt đới, bão nữa hình thành ở khu vực Biển Đông.
"Nếu cơn áp thấp nhiệt đới thứ ba hình thành, nhiều khả năng sẽ di chuyển lên khu vực phía Nam, Nam Trung Bộ, do khoảng ngày 17 và 18-10 dự báo sẽ có tiếp một đợt không khí lạnh nữa, cho nên khả năng cơn áp thấp nhiệt đới thứ ba nếu có ảnh hưởng tới khu vực phía Bắc là ít, mà khả năng ảnh hưởng tới khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ sẽ nhiều hơn" - ông Lâm phân tích.
Với những hình thái thời tiết, thiên tai bất lợi, theo ông Lâm, trong 10 ngày tới, ngoài ảnh hưởng mưa lũ, khu vực miền Trung còn có nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất, mức độ tổn thương sẽ cao hơn.
Huế: vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999
Do mưa lớn cộng với các thủy điện xả lũ khiến vùng hạ lưu các tỉnh miền Trung tiếp tục chìm trong biển nước, trong đó nặng nhất là tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Ông Phan Thanh Hùng - chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế - cho biết lũ trên sông ở Huế đang lên nhanh, đặc biệt sông Bồ đã đối diện khả năng mực nước vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999.
Đêm 9 rạng sáng 10-10 là đêm nghẹt thở của người dân ven sông Bồ (Thừa Thiên Huế). Mưa như trút nước từ đầu buổi sáng kéo dài đến đêm 9-10. Từ 6h sáng, thủy điện Hương Điền đầu nguồn sông Bồ đã tăng lưu lượng xả lũ.
Đến cuối chiều thì người dân ở vùng hạ du sông Bồ thuộc thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền đã thấy nước sông Bồ lên rất cao.
Tại văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế, mọi người cũng nghẹt thở khi thông số nước lũ liên tục tăng lên. 23h, nước đã vượt qua mức nước lũ lịch sử năm 1999 của sông Bồ là 5,18m. Lũ dâng lên và dừng lại ở con số 5,24m lúc 0h05’.
Người dân ở vùng ven sông Bồ (Thừa Thiên Huế) phải đi lại bằng ghe - Ảnh: MINH TỰ
Sáng 10-10, chúng tôi dùng thuyền để tiếp cận các làng xóm ven sông Bồ (Thừa Thiên Huế). Vừa qua cầu Tứ Phú thì đã thấy nước lũ mênh mông. Người dân thôn Hạ Lang (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) cho biết nước sông lên rất nhanh từ lúc 22h đêm 9-10 và lên đỉnh vào lúc nửa đêm.
Chúng tôi dùng thuyền máy để đi vào nơi ngập cao nhất là vùng các thôn Xuân Tùy, Nghĩa Lộ (xã Quảng Phú). Cánh đồng làng Bao La giờ đã thành một biển nước đỏ ngầu. Làng xóm vắng lặng vì một số đã di tản, số còn lại đang ngồi trên nóc nhà chờ nước rút.
Bà Phạm Thị Quế (68 tuổi, ở thôn Xuân Tùy) cho biết dù đã được thông báo nên đã kê giường tủ cao, nhưng nước vẫn dâng ngập hết. Hai ông bà già phải ngồi co ro trên chiếc phản ngập nước suốt đêm qua cho đến tận trưa hôm qua.
Anh Lê Văn Đoàn - làm nghề chài lưới, nhà ở sát cạnh sông Bồ, thuộc thôn Hạ Lang (xã Quảng Phú) - cho biết nước lần này lên cao hơn nước năm 1999.
Anh Đoàn cho biết người dân bây giờ đã xây nền nhà cao hơn mức lụt năm 1999 và cảnh giác cao với việc xả lũ, nên dù lũ lên cao lúc nửa đêm nhưng vẫn yên. Đến chiều 10-10, mưa đã ngớt nhưng nước sông Bồ vẫn còn đổ về mạnh.
Do lúc này hai hồ chứa nước đầu nguồn sông Hương (Tả Trạch, Bình Điền) lại tăng lưu lượng xả, nên dù tạnh mưa nhưng nước sông Hương vẫn lên. Do sông Bồ hợp lưu với sông Hương ở cuối nguồn nên diễn biến nước lũ của hai con sông lớn nhất Thừa Thiên Huế đêm qua vẫn rất căng thẳng.
TTO - Đến chiều 10-10, mặc dù mưa đã bắt đầu ngớt tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhưng nước lũ vẫn chưa rút nhiều. Ở đây vẫn còn rất nhiều ngôi làng bị bao vây, cô lập trong biển nước.
Xem thêm: mth.18275048011010202-ul-gnohc-ul-oc-yugn/nv.ertiout