vĐồng tin tức tài chính 365

Đại gia 'Đường bia': Để Việt Nam có 'đại bàng' trong kinh tế

2020-10-11 20:00

Ông Nguyễn Hữu Đường cho biết: Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển. Đó là nhiệm vụ của Chính phủ. Lâu nay Chính phủ đã có nhiều chính sách trải thảm đón đại bàng. Tuy nhiên sau hơn chục năm qua nhiều doanh nghiệp nội địa đã bị nước ngoài “thôn tính”, nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam đã vào tay nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực rượu bia nước giải khát, công nghiệp thực phẩm, các trung tâm thương mại, đại siêu thị…

Thưa ông, Việt Nam đang đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế sau dịch Covid 19, “trải thảm” đón đại bàng là các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Ông chia sẻ gì xoay quanh chủ trương này?

Trước khi vào WTO, Việt Nam có khoảng 800 nhà máy bia, nước giải khát các loại nhưng bây giờ còn lại trong tay doanh nghiệp nội rất ít.

Điều tôi muốn nói là bên cạnh việc đón đại bàng, cần có chính sách hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Thực tế các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế và kém hiệu quả. Tôi ví dụ như hệ thống thương mại hỗ trợ doanh nghiệp trong nước rất ít; việc hỗ trợ do tác động của đại dịch Covid 19 với doanh nghiệp hiệu quả rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn hỗ trợ này để hồi phục sản xuất, chăm lo cho người lao động.

Bản thân Tập đoàn Hòa Bình đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, là lĩnh vực bị tổn thương mạnh nhất trong đại dịch Covid 19 cũng rất khó tiếp cận sự hỗ trợ. Khách du lịch nước ngoài không có do hàng không phải đóng cửa. Vừa mở cửa hồi phục được mấy tuần thì lại dịch Covid 19 đợt 2, gây thiệt hại rất lớn. Tôi tạm tính ít nhất các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong 6 tháng qua, mỗi tháng thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng. Lý do là khách không có nhưng vẫn phải duy trì hoạt động, phải lo trả lương nhân viên và nhiều khoản chi khác. Tuy nhiên chúng tôi cũng không được hỗ trợ, không biết thủ tục kê khai như thế nào.

Đại gia Đường bia: Để Việt Nam có đại bàng trong kinh tế - Ảnh 1.
Trung tâm thương mại tại 505 Minh Khai, Hà Nội đi đầu hỗ trợ hàng Việt.   Ảnh: Như Ý.

Từ thực tế điều hành doanh nghiệp, ông có đề xuất gì để Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và cũng để “chim sẻ”, “chào mào” trong nước vươn lên thành “đại bàng”?

Tôi thấy cần nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, những quốc gia mấy chục năm trước đây đã từng xảy ra tình trạng kinh tế cực kỳ khó khăn. Các quốc gia này đã mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài, đón đại bàng với nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5 năm sau, các quốc gia đã có những điều chỉnh chính sách rất hiệu quả để vừa thu hút đầu tư nước ngoài vừa phát triển được các doanh nghiệp trong nước, không để “đại bàng” nước ngoài lấn át, thôn tính.

Nhiều doanh nghiệp trong nước của các quốc gia này đã sớm vươn lên trở thành các tập đoàn kinh tế hàng đầu của thế giới. Nhiều “đại bàng” nước ngoài từng đầu tư vào các quốc gia này sau đó đã phải “rũ áo ra đi” vì không còn khả năng cạnh tranh với chính doanh nghiệp nội địa, vốn chỉ là “chim sẻ”, “chào mào”! Nhiều “chim sẻ” ngày nào của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã vươn lên thành đại bàng thực sự đầu tư ra khắp thế giới. Đây theo tôi là những kinh nghiệm, bài học thực sự sâu sắc.

Theo tôi Việt Nam duy trì chính sách ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài quá dài và quá lớn trong một số lĩnh vực.

Đại gia Đường bia: Để Việt Nam có đại bàng trong kinh tế - Ảnh 2.

Tập đoàn Hòa Bình tiên phong phát triển mạng lưới trung tâm thương mại hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về giải pháp này?

Trong nhiệm kỳ tới, tôi mong Chính phủ phải có những chính sách hiệu quả hơn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, nuôi dưỡng được những con chim bé nhỏ lớn mạnh thành đại bàng dũng mãnh trong tương lai không xa. Đất nước đang rất cần có nhiều hơn những đại bàng trong phát triển kinh tế. Muốn như vậy, chúng ta phải có nhiều giải pháp. Trong phạm vi cuộc trao đổi này tôi đi sâu về xây dựng cho được hệ thống bán lẻ thương mại đủ mạnh, phát huy được tinh thần dân tộc, đoàn kết để ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau.

Tập đoàn Hòa Bình của chúng tôi nhiều năm nay rất tâm huyết trong việc đầu tư các trung tâm thương mại có giá thuê mặt bằng thấp nhất và coi đó là một cách hỗ trợ hàng Việt Nam. Ai nắm được hệ thống phân phối sẽ chi phối mạnh đến hoạt động sản xuất. Hiện nay, hệ thống phân phối 90% đang nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài nên việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng khó khăn.

Vì vậy Tập đoàn Hòa Bình đã đưa ra những mô hình đầu tiên về hệ thống thương mại miễn phí và giá rẻ nhất tại 505 Minh Khai, Hà Nội. Sau khi hệ thống trung tâm thương mại của Tập đoàn Hòa Bình hoàn thành, được Chính phủ và các tỉnh thành ủng hộ, thì đây sẽ là hệ thống trung tâm thương mại rất lớn, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Doanh nghiệp Việt muốn chinh phục thị trường thế giới thì đầu tiên phải chinh phục được thị trường trong nước. Thị trường nội địa với 100 triệu dân không phải là nhỏ. Doanh nghiệp Việt phải sớm vươn lên chiếm lĩnh được thị trường quan trọng này. Những chim sẻ khi đó sẽ trở thành đại bàng.

Chúng ta đã có một quá khứ anh hùng, đánh bại cả thực dân, phong kiến, đế quốc hùng mạnh. Vậy chúng ta tại sao không thể trở thành một quốc gia giầu mạnh về kinh tế? Chúng ta phải đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Trong chiến tranh, quân với dân đã nhường cơm sẻ áo, gắn bó máu thịt một chiến hào. Người Việt phải dùng hàng Việt, phải quan tâm giúp đỡ, tạo cơ hội cho hàng trong nước.

Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, ông đặt kỳ vọng như thế nào đối với nhiệm kỳ lãnh đạo mới?

Quá trình triển khai công việc, bên cạnh những kết quả tích cực, tôi thấy vướng mắc nhất là các thủ tục hành chính. Nhiều thủ tục còn bất hợp lý, “hành” doanh nghiệp, đánh mất đi cơ hội của nhà đầu tư. Tôi mong nhiệm kỳ tới, Chính phủ dành nhiều sự quan tâm để cải tiến tình trạng này, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân. Tình trạng cán bộ gây khó dễ, nhũng nhiễu doanh nghiệp phải được xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, đồng lương công chức hiện nay quá thấp nên theo tôi phải cải cách rất mạnh chế độ tiền lương.

Về kinh tế, theo tôi phải đặc biệt quan tâm phát triển du lịch. Nhiều quốc gia thời tiết rất khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm mà họ vẫn làm du lịch rất tốt. Trong khi Việt Nam có đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông tạo nên cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn, bờ biển dài hàng nghìn km với những bãi cát trải dài rất đẹp thuận lợi vô cùng cho phát triển du lịch. Ẩm thực của nước ta cũng được du khách rất yêu thích. Tôi cho rằng ngành du lịch là ngành cần được đặc biệt quan tâm và điều đó sẽ tạo thêm động lực để phát triển nhiều ngành kinh tế khác. Thêm 1 triệu khách du lịch sẽ tạo ra việc làm cho hàng vạn người. Hàng hóa tiêu thụ cũng rất tốt. Điều này càng đặt ra phải có hệ thống thương mại rất mạnh để phân phối hàng Việt Nam, để phục vụ du khách với giá cả rẻ nhất.

Cảm ơn ông!

TTTM min phí thuê mt bng đầu tiên ti 505 Minh Khai

Trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam được chủ đầu tư miễn phí toàn bộ tiền thuê mặt bằng có giá trị hơn 500 tỷ đồng đã mở cửa đón khách vào ngày 1/2/2015.

Trung tâm thương mại V+ ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) của Tập đoàn Hòa Bình gồm 5 tầng nổi cho khu vực bán lẻ và một tầng hầm siêu thị với tổng diện tích 25.000m2.

Việc chủ đầu tư có chính sách miễn phí toàn bộ tiền thuê mặt bằng tại trung tâm thương mại đã từng gây “sốc” trên thị trường.


TUẤN MINH

Tiền Phong

Xem thêm: nhc.51620148111010202-et-hnik-gnort-gnab-iad-oc-man-teiv-ed-aib-gnoud-aig-iad/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại gia 'Đường bia': Để Việt Nam có 'đại bàng' trong kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools